Kiwi suy yếu, USD suy yếu hơn! NZD/USD giảm nhẹ sau phiên bật tăng ấn tượng bất chấp lạm phát New Zealand hạ nhiệt

Kiwi suy yếu, USD suy yếu hơn! NZD/USD giảm nhẹ sau phiên bật tăng ấn tượng bất chấp lạm phát New Zealand hạ nhiệt

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

07:41 18/07/2024

NZD/USD giảm nhẹ xuống 0.6075 vào đầu phiên Á hôm thứ Năm sau khi bật tăng từ mức thấp 0.6033. Các quan chức Fed cho biết ngân hàng trung ương đang "đến gần hơn" với việc cắt giảm lãi suất. Dữ liệu lạm phát tính theo CPI của New Zealand giảm mạnh hơn dự báo đã làm gia tăng kỳ vọng về việc RBNZ hạ lãi suất sớm hơn dự kiến.

Đồng Kiwi giảm nhẹ do kỳ vọng RBNZ cắt giảm lãi suất và những khó khăn về kinh tế của Trung Quốc. Nhà giao dịch sẽ tập trung vào dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần của Mỹ và chỉ số sản xuất Philly Fed vào tối nay để tìm kiếm động lực giao dịch mới. Ngoài ra, Chủ tịch Fed Lorie Logan sẽ có bài phát biểu vào cuối ngày.

Chủ tịch Fed Christopher Waller cho biết hôm thứ Tư rằng ngân hàng trung ương đang "đến gần hơn" với việc cắt giảm lãi suất vì lạm phát đi đúng hướng và thị trường lao động cân bằng hơn. Chủ tịch Fed chi nhánh Richmond, Thomas Barkin, cho biết ông "rất vui mừng" vì xu hướng giảm lạm phát đã bắt đầu rõ ràng hơn và ông muốn điều này tiếp tục.

Đầu tuần này, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết vào thứ Hai rằng ngân hàng trung ương sẽ không đợi đến khi lạm phát chạm đến 2% rồi mới cắt giảm lãi suất. Những bình luận dovish từ các quan chức Fed có thể sẽ tiếp tục đè nặng lên đồng USDhỗ trợ cho NZD/USD trong ngắn hạn.

Về dữ liệu kinh tế Mỹ, số giấy phép xây dựng tăng 3.4% lên 1.446 triệu trong tháng 6 từ 1.399 triệu trong tháng 5; trong khi khởi công xây dựng nhà ở cùng kỳ tăng 3.0% lên 1.353 triệu từ 1.314 triệu. Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp tháng 6 của Mỹ tăng 0.6% so với tháng trước, thấp hơn mức trước đó là 1.0%, nhưng vượt qua ước tính tăng 0.3%.

Nhìn về New Zealand, lạm phát tính theo CPI giảm mạnh hơn dự kiến trong Q2 đã làm dấy lên suy đoán rằng RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất sớm hơn dự kiến, cụ thể là trong năm nay. RBNZ báo hiệu tại cuộc họp tháng 7 rằng quyết định cắt giảm lãi suất sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. CPI của nước này tăng 0.4% trong Q2, giảm so với mức 0.6% trong Q1 và thấp hơn dự báo của các nhà phân tích là 0.6%. Lạm phát tính theo CPI so với cùng kỳ giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm, đạt 3.3% trong Q2, hạ nhiệt đáng kể so với mức tăng 4.0% trong 12 tháng tính đến Q1 năm 2024.

Phân tích kỹ thuật

NZD/USD đã có phản ứng rất sát với ngưỡng Fibonacci 38.2% đo theo nhịp giảm từ đầu năm, trùng với vùng hỗ trợ khá mạnh quanh 0.6060. Nhịp phục hồi từ giữa tháng 4 là tương đối mạnh, vượt ngưỡng Fibonacci 61.8% nhưng đã bị cản lại bởi vùng kháng cự 0.6200 và quay đầu ngay sau đó.

Với phiên bật tăng ngày hôm qua, mặc dù không quá mạnh nhưng đã bao trọn thanh nến giảm của ngày 16/07. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một nhịp hồi ngắn trở lại vùng 0.6150, hoặc chí ít là sẽ tích lũy tại vùng hỗ trợ 0.6060 để chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn.

NZD/USD đồ thị ngày

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi

Các CEO phương Tây cần cắp sách theo học các nước đang phát triển để biết cách ứng phó với những người đàn ông quyền lực với tình hình chính trị bất ổn và các cuộc khủng hoảng bất ngờ.
Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit

Trong màn thể hiện lòng trung thành mới nhất với Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã mô tả những sự thay đổi đột ngột của tổng thống về thuế quan là một hành động có chủ đích nhằm tạo ra “sự bất ổn có chiến lược”. Theo Bessent, sự chắc chắn là thứ bị đánh giá quá cao và sự thất thường sẽ mang lại lợi thế đàm phán, tạo ra những thỏa thuận thương mại tốt nhất cho Mỹ.
Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?

Khi thuế quan của Trump có hiệu lực, thị trường trái phiếu Kho bạc đã lao dốc. Nhiều nhà đầu tư trái phiếu lo ngại rằng các loại thuế này sẽ đẩy nhanh lạm phát và làm giảm nhu cầu nước ngoài đối với tài sản của Hoa Kỳ, bắt đầu bán tháo để gây áp lực buộc chính quyền phải đảo ngược tình thế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ