Hoa Kỳ thế chỗ Trung Quốc để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Hoa Kỳ thế chỗ Trung Quốc để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

15:12 10/05/2024

Sau nhiều năm Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Đức, Mỹ dường như đang lặng lẽ chiếm vị trí này theo thời gian.

Tổng giá trị xuất nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đạt 63 tỷ euro (68 tỷ USD) trong quý 1 năm 2024. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc chỉ đạt gần 60 tỷ euro, theo tính toán của CNBC.

Nhiều yếu tố đóng vai trò trong sự thay đổi này, Carsten Brzeski, giám đốc nghiên cứu toàn cầu về kinh tế tại ING Research, cho biết.

"Thay đổi này là kết quả của một số yếu tố: tăng trưởng mạnh mẽ ở Mỹ đã thúc đẩy nhu cầu về sản phẩm của Đức. [...] Đồng thời, nhu cầu nội địa ảm đạm ở Trung Quốc và việc nước này có thể sản xuất các sản phẩm mà trước đây họ nhập khẩu từ Đức (chủ yếu là ô tô) đã giảm xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc", ông nói.

Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong nhiều năm, nhưng khoảng cách Mỹ-Trung đã thu hẹp trong những năm gần đây. Mỹ lâu nay cũng là thị trường xuất khẩu lớn hơn đối với Đức, Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Berenberg, cho biết với CNBC.

Trong khi tỷ lệ xuất khẩu của Đức sang Mỹ đã tăng trong những năm gần đây thì xuất khẩu sang Trung Quốc giảm, ông cho biết. "Nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại và các công ty Đức đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các công ty Trung Quốc được bảo trợ", Schmieding nói.

Sự khác biệt chính là Mỹ cũng đang trở nên quan trọng hơn khi nói đến nhập khẩu, ông chỉ ra.

Đức áp dụng một chiến lược mới bằng cách kêu gọi các công ty "giảm rủi ro" từ Trung Quốc vào năm ngoái. Chính phủ nước này đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục là đối tác của Đức và không nên có sự "tách rời" - nhưng việc cạnh tranh cũng càng trở nên rõ nét hơn.

Căng thẳng leo thang giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc, khi hai bên thực hiện các cuộc điều tra về các bước đi thương mại của nhau và đe dọa áp đặt thuế quan lên hàng nhập khẩu.

Tháng trước, một cuộc khảo sát của Viện kinh tế Đức Ifo cho thấy số lượng các công ty phụ thuộc vào Trung Quốc giảm từ 46% vào tháng 2 năm 2022 xuống còn 37% vào tháng 2 năm 2024. Điều này được cho là do có ít công ty hơn phụ thuộc vào các nhà sản xuất Trung Quốc.

"Việc Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức thực sự cho thấy các mô hình thương mại đang thay đổi và sự tách rời dần dần khỏi Trung Quốc", Brzeski nói.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thời tiết Trung Quốc khô nóng, đe dọa năng suất lúa mì
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thời tiết Trung Quốc khô nóng, đe dọa năng suất lúa mì

Thời tiết nóng và khô đang đe dọa sản lượng lúa mì ở khu vực trồng trọt hàng đầu của Trung Quốc, có khả năng làm gián đoạn sản lượng lương thực chủ yếu quan trọng ngay khi Bắc Kinh cố gắng tăng cường an ninh lương thực trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ.
Cơ quan quản lý tài chính Vương quốc Anh tham vấn các bước đơn giản hóa quy tắc thế chấp
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cơ quan quản lý tài chính Vương quốc Anh tham vấn các bước đơn giản hóa quy tắc thế chấp

Cơ quan Quản lý Tài chính Anh đang tìm kiếm phản hồi về việc đại tu các quy tắc tư vấn và phát hành thế chấp tiềm năng, với mục đích đơn giản hóa hướng dẫn cho vay có trách nhiệm và kích thích nhu cầu trên thị trường trị giá 235 tỷ bảng Anh (315 tỷ đô la Mỹ).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ