Giao hàng ngô sang Trung Quốc tăng mạnh

Giao hàng ngô sang Trung Quốc tăng mạnh

14:40 11/01/2022

Theo báo cáo từ USDA giao hàng ngô tăng mạnh, đậu tương giảm mạnh và lúa mì tăng nhẹ so với tuần trước. Lũy kế từ đầu niên vụ, cả ba nông sản đều thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo thanh tra xuất khẩu nông sản hàng tuần (Saigon Futures)
Báo cáo thanh tra xuất khẩu nông sản hàng tuần (Saigon Futures)

Trong báo cáo Thanh tra xuất khẩu hàng tuần được phát hành từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tính đến tuần kết thúc ngày 06/01/2022 ghi nhận giao hàng ngô tăng mạnh, đậu tương giảm mạnh và lúa mì tăng nhẹ so với tuần trước. Lũy kế từ đầu niên vụ, cả ba nông sản đều thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

Bảng: Tóm tắt các số liệu

Tóm tắt số liệu báo cáo thanh tra xuất khẩu nông sản hàng tuần (Saigon Futures)

Giao hàng ngô sang Trung Quốc tăng mạnh trong tuần trước

Dữ liệu hàng lên tàu ngô Mỹ niên vụ 2021/22 hàng tuần đạt 1.023 triệu tấn, tăng 35% so với tuần trước đó. Các số liệu giao hàng không ngoài dự đoán từ thị trường trong vùng từ 600 – 1,023 nghìn tấn. Tích lũy hàng lên tàu từ đầu niên vụ đạt 14.1 triệu tấn, thấp hơn 15% so với cùng năm trước. Giao hàng ngô đang tăng mạnh so với tuần trước đó, nhưng vẫn đang thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Xu hướng tăng giao hàng ngô Mỹ trong năm trước từ giai đoạn giữa tháng 12 đến tháng 1 năm sau của vụ trước 2020/21 là rõ ràng hơn. Mexico là điểm đến hàng đầu của ngô Mỹ trong tuần vừa qua, tăng mạnh 69% so với tuần trước. Trung Quốc là điểm đến thứ 2 của ngô Mỹ trong tuần vừa qua, tăng 317% so với tuần trước.

Báo cáo thanh tra xuất khẩu nông sản: giao hàng ngô Mỹ

Giao hàng đậu tương Mỹ tiếp tục trong xu hướng giảm mạnh

Dữ liệu hàng lên tàu đậu tương Mỹ vụ 2021/22 đạt 905.1 nghìn tấn, giảm đến 44% so với tuần trước đó. Các số liệu chính thức gây bất ngờ cho thị trường khi thấp hơn so với vùng dự báo trong khoảng từ 950 – 1,500 nghìn tấn. Tích lũy hàng lên tàu từ đầu vụ đạt 31.65 triệu tấn, thấp hơn 23% so với cùng kỳ năm trước. Giao hàng đậu tương vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm mạnh và thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc vẫn là điểm đến lớn hàng đầu của đậu tương Mỹ trong tuần vừa qua, nhưng giảm mạnh đến 23% so với tuần trước đó. Các lô hàng sang Trung Quốc giảm là nguyên nhân chủ yếu kéo lượng giao hàng đậu tương tổng sụt giảm.

Báo cáo thanh tra xuất khẩu nông sản: giao hàng đậu tương

Giao hàng lúa mì Mỹ hồi phục nhẹ so với tuần trước đó

Dữ liệu hàng lên tàu lúa mì Mỹ trong tuần kết thúc ngày 06/01 đạt 233 nghìn tấn, cao hơn 1% so với tuần trước đó. Các số liệu chính thức không có gì bất ngờ đối với thị trường khi vẫn nằm trong vùng dự báo từ 175 – 400 nghìn tấn. Tích lũy hàng lên tàu từ đầu vụ đạt 12.4 triệu tấn, thấp hơn 19% so với cùng kỳ năm trước. Nhật Bản và Indonesia là hai quốc gia đứng đầu về lượng giao hàng lúa mì xuất khẩu của Mỹ.

Báo cáo thang tra xuất khẩu nông sản: giao hàng lúa mì


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Vàng tiếp tục giảm nhẹ khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt, thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục giảm nhẹ khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt, thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ

Giá vàng giảm gần 1% vào thứ Ba khi các tín hiệu cho thấy căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang dịu lại đã làm giảm nhu cầu trú ẩn an toàn, trong khi các nhà đầu tư đang chờ đợi loạt dữ liệu kinh tế quan trọng trong tuần này để đánh giá triển vọng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giá vàng hạ nhiệt khi lo ngại về thuế quan dịu bớt, dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi sát sao
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng hạ nhiệt khi lo ngại về thuế quan dịu bớt, dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi sát sao

Giá vàng đã giảm vào thứ Ba do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại lớn dịu lại, làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này với vai trò là tài sản trú ẩn an toàn. Trong khi đó, giới đầu tư đang chờ đợi các dữ liệu kinh tế Mỹ để đánh giá lộ trình chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Giá vàng phục hồi khi thị trường chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ trong tuần này
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng phục hồi khi thị trường chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ trong tuần này

Giá vàng tiếp tục tăng khi thị trường toàn cầu giữ tâm lý thận trọng trước loạt báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ. Bất ổn từ chính sách thương mại Mỹ-Trung cùng lo ngại lạm phát gia tăng đang thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến vàng như tài sản trú ẩn, giúp giá vàng giữ vững trên ngưỡng 3,300 USD/ounce.
Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota

Cuộc chiến thương mại toàn cầu của Donald Trump đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dầu mỏ tại North Dakota, nơi đã từng là hình mẫu của cuộc cách mạng dầu đá phiến của Mỹ. Việc tăng thuế và biến động giá dầu đang đẩy nền kinh tế của tiểu bang vào tình trạng khó khăn, khi các nhà sản xuất dầu lo ngại về việc giảm sản lượng và ảnh hưởng tiêu cực đến các cộng đồng địa phương. Liệu các chính sách này có làm chậm lại đà phát triển của ngành dầu khí tại vùng đất từng một thời "vàng đen" này?
Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất

Giá vàng tiếp tục đà tăng kỷ lục vào thứ Ba, được thúc đẩy bởi lo ngại xung quanh việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, điều này làm suy yếu tâm lý chấp nhận rủi ro và khiến nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ