Giám đốc IMF: Kinh tế Mỹ sẽ gặp nhiều rủi ro nếu Fed xoay trục sớm

Giám đốc IMF: Kinh tế Mỹ sẽ gặp nhiều rủi ro nếu Fed xoay trục sớm

Đoàn Phương Thảo

Đoàn Phương Thảo

Junior Analyst

08:10 02/02/2024

Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng trung ương lớn khác sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm. Nhưng bà cũng nhấn mạnh Fed không nên ngần ngại cắt giảm lãi suất.

Trong một cuộc họp ngắn hôm thứ Năm, Giám đốc điều hành Kristalina Georgieva cho rằng NHTW phải hành động dựa trên dữ liệu chứ không phải dựa trên những kỳ vọng quá cao của thị trường

Bình luận của bà được đưa ra một ngày sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell báo hiệu đã chấm dứt quá trình nâng lãi suất. Hôm thứ Tư, Ủy ban Thị trường mở Liên bang đã bỏ phiếu đồng ý giữ nguyên lãi suất trong phạm vi mục tiêu 5.25% -5.5%, mức cao nhất trong 22 năm.

Kỳ vọng giảm lãi suất trong tháng 3 đã tăng trên 50% nhưng sau đó đã giảm trở lại. Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs, Barclays và BoA cũng dự báo xoay trục sẽ xảy ra vào tháng 6.

Trước đó, bà Georgieva đã dự báo về thời điểm Fed nới lỏng có thể là “vài tháng”. Bà cho rằng nới lỏng quá sớm có thể đảo ngược thành quả đạt được trong việc chống lạm phát cũng như kỳ vọng của công chúng về áp lực giá cả trong tương lai, điều này có thể làm giảm niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư.

Tuy nhiên, Giám đốc IMF cũng cảnh báo rằng việc giữ lãi suất tăng quá lâu có nguy cơ làm chậm nền kinh tế Mỹ và gây tổn hại cho các thị trường mới nổi.

Thước đo lạm phát chính của Fed đã hạ nhiệt xuống mức thấp gần ba năm vào tháng 12. Lạm phát lõi đã tăng 1.9% trong tháng 12 trên cơ sở nửa năm, kém mục tiêu 2% của Fed trong tháng thứ hai.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dữ liệu lạm phát của Vương quốc Anh đang được đo sai cách?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dữ liệu lạm phát của Vương quốc Anh đang được đo sai cách?

Sự thay đổi trong cách tính toán lạm phát của Anh đang đến gần, khi Cục Thống kê Quốc gia Anh (ONS) chuẩn bị tích hợp dữ liệu máy quét từ các siêu thị vào chỉ số giá tiêu dùng. Việc này hứa hẹn sẽ cung cấp cái nhìn chính xác hơn về giá trị thực mà người tiêu dùng trả cho hàng hóa, thay vì chỉ dựa vào mức giá niêm yết. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra tranh cãi khi ONS vẫn bỏ qua các mức giá giảm từ thẻ khách hàng thân thiết, chẳng hạn như giá Clubcard của Tesco. Liệu dữ liệu máy quét có thực sự giúp đo lường lạm phát chính xác hơn và mang lại thay đổi lớn cho nền kinh tế Anh?
Liên minh Châu Âu đối mặt với chiến tranh thương mại trên nhiều mặt trận
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liên minh Châu Âu đối mặt với chiến tranh thương mại trên nhiều mặt trận

Liên minh Châu Âu đang đối mặt với một loạt thử thách lớn trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang ngày càng gia tăng. Với sự trỗi dậy của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump, các chính sách thương mại đã biến thành công cụ quyền lực, đe dọa sự ổn định của khối.
Trump đứng trước cơ hội lịch sử: Tái tạo WTO và dẫn dắt thương mại công bằng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump đứng trước cơ hội lịch sử: Tái tạo WTO và dẫn dắt thương mại công bằng

Tổng thống Donald Trump, một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất trong chính trị toàn cầu, đang đứng trước cơ hội tạo ra một thay đổi đột phá trong thương mại quốc tế. Liệu ông có thể tái tạo một Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mới, mang tính công bằng và mang lại những thay đổi tích cực cho nền kinh tế toàn cầu?
Thị trường có đang quá hoảng loạn trước cơn bão thuế quan?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường có đang quá hoảng loạn trước cơn bão thuế quan?

Khi Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế mới, thế giới tài chính, chính trị và truyền thông lập tức rơi vào trạng thái hỗn loạn. Cơn hoảng loạn tưởng chừng như sẽ đẩy toàn cầu vào một thời kỳ đen tối mới, nhưng chính sự phản ứng thái quá này lại trở thành "liều thuốc" tự điều chỉnh. Giữa những lời đồn đoán về sự kết thúc của toàn cầu hóa, câu hỏi đặt ra là: liệu thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới, hay chỉ đơn giản là tạm chệch hướng rồi sẽ sớm quay trở lại quỹ đạo?
Liệu Mỹ có đang tự đánh mất vị thế trung tâm của mình?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu Mỹ có đang tự đánh mất vị thế trung tâm của mình?

Mỹ đang đối mặt với một loạt thử thách lớn trong vai trò trung tâm tài chính toàn cầu. Mặc dù vẫn giữ ảnh hưởng mạnh mẽ, sự bất ổn trong chính sách thương mại, sự thay đổi trong mối quan hệ quốc tế và những mối đe dọa đối với đồng đô la đang khiến vị thế của đất nước này trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Liệu Mỹ có thể duy trì sự thống trị này, hay những sự lựa chọn thay thế đang dần xuất hiện và gây lo ngại cho tương lai?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ