Giá thực phẩm thế giới cao nhất hơn 10 năm

Giá thực phẩm thế giới cao nhất hơn 10 năm

16:51 09/11/2021

Trong vòng 1 năm trở lại đây, chỉ số giá lương thực-thực phẩm toàn cầu của FAO đã tăng hơn 30%...

Ảnh minh hoạ - Ảnh: LAT/WSJ.
Ảnh minh hoạ - Ảnh: LAT/WSJ.

Giá lương thực và thực phẩm trên thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, do nhu cầu tăng mạnh và mùa màng một số nông sản thất thu – trang CNN Business dẫn thông tin của Liên hiệp quốc cho hay.

Trong tháng 10 vừa qua, giá lương thực-thực phẩm toàn cầu tăng tháng thứ ba liên tiếp, với mức tăng 3% so với tháng 9 – theo chỉ số của Tổ chức Nông lương thuộc Liên hiệp quốc (FAO). Sự gia tăng này chủ yếu do giá dầu thực vật và giá lúa mỳ tăng mạnh.

Chỉ số giá lương thực-thực phẩm của FAO theo dõi biến động giá cả mỗi tháng các mặt hàng này trên toàn cầu. Trong vòng 1 năm trở lại đây, chỉ số đã tăng hơn 30%. Hiện chỉ số đang đứng ở mức cao nhất kể từ tháng 7/2011.

Giá lúa mỳ, nông sản hiện được trồng trên diện tích đất nhiều hơn bất kỳ nông sản thương mại nào khác, tăng 5% trong tháng 10 do sản lượng giảm tại những nước xuất khẩu lúa mì chủ chốt, gồm Canada, Nga và Mỹ. Giá lúa mạch, gạo và ngô cũng đồng loạt tăng.

Giá các loại dầu cọ, đậu tương, hạt hoa hướng dương leo thang dẫn tới mức tăng 9,6% trong giá dầu thực vật thuộc chỉ số của FAO. Giá dầu cọ tăng vọt do lo ngại về sản lượng suy giảm ở Malaysia vì nước này đang khan hiếm lao động nhập cư làm việc tại các đồn điền trồng cọ.

Báo cáo của FAO cũng cho biết nhu cầu tăng trên toàn cầu đối với nhiều sản phẩm như bột sữa, thịt gia cầm, dầu thực vật lúa mạch.

Nguồn cung và giá cả lương thực-thực phẩm trên toàn cầu đang chịu nhiều áp lực từ thời tiết cực đoan, gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu nhân công và chi phí gia tăng.

Siêu thị tại một số nền kinh tế lớn đã gặp nhiều khó khăn trong việc giữ đủ hàng hoá trên kệ tại nhiều thời điểm trong đại dịch Covid-19. Tại Anh, tình trạng thiếu lao động nhập cư ngày càng trầm trọng do Brexit, các chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh đã buộc phải rút một số món ăn được ưa chuộng khỏi thực đơn do không thể đáp ứng.

Tuần trước, Bộ Thương mại Trung Quốc bất ngờ ra thông báo kêu gọi người dân tích trữ lương thực-thực phẩm trong mùa đông năm nay, khiến người dân nước này lo ngại và đổ xô đi mua hàng hoá. Thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc yêu cầu các chính quyền địa phương đảm bảo người dân có đủ nguồn cung cấp các mặt hàng thiết yếu trong những tháng mùa đông và giữ ổn định giá lương thực-thực phẩm.

Giá nguyên liệu đầu vào tăng đang đẩy cao chi phí đối với các công ty sản xuất hàng tiêu dùng, trong đó nhiều doanh nghiệp không còn cách nào khác đành tăng giá bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Các tập đoàn Unilever, Kraft Heinz và Modelez đều đã tăng giá bán các sản phẩm phổ biến.

Tuy nhiên, áp lực tăng giá lương thực-thực phẩm có thể giảm bớt ở một số lĩnh vực trong thời gian tới.

Nhu cầu thịt lợn giảm ở Trung Quốc trong khi nguồn cung tăng đã giúp đẩy chỉ số giá thịt của FAO giảm tháng thứ ba liên tiếp. Giá đường mía cũng giảm trong tháng 10 sau 6 tháng tăng liên tục.

Link gốc tại đây.

Theo VnEconomy

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng tiếp tục giảm nhẹ khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt, thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục giảm nhẹ khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt, thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ

Giá vàng giảm gần 1% vào thứ Ba khi các tín hiệu cho thấy căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang dịu lại đã làm giảm nhu cầu trú ẩn an toàn, trong khi các nhà đầu tư đang chờ đợi loạt dữ liệu kinh tế quan trọng trong tuần này để đánh giá triển vọng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giá vàng hạ nhiệt khi lo ngại về thuế quan dịu bớt, dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi sát sao
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng hạ nhiệt khi lo ngại về thuế quan dịu bớt, dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi sát sao

Giá vàng đã giảm vào thứ Ba do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại lớn dịu lại, làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này với vai trò là tài sản trú ẩn an toàn. Trong khi đó, giới đầu tư đang chờ đợi các dữ liệu kinh tế Mỹ để đánh giá lộ trình chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Giá vàng phục hồi khi thị trường chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ trong tuần này
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng phục hồi khi thị trường chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ trong tuần này

Giá vàng tiếp tục tăng khi thị trường toàn cầu giữ tâm lý thận trọng trước loạt báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ. Bất ổn từ chính sách thương mại Mỹ-Trung cùng lo ngại lạm phát gia tăng đang thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến vàng như tài sản trú ẩn, giúp giá vàng giữ vững trên ngưỡng 3,300 USD/ounce.
Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota

Cuộc chiến thương mại toàn cầu của Donald Trump đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dầu mỏ tại North Dakota, nơi đã từng là hình mẫu của cuộc cách mạng dầu đá phiến của Mỹ. Việc tăng thuế và biến động giá dầu đang đẩy nền kinh tế của tiểu bang vào tình trạng khó khăn, khi các nhà sản xuất dầu lo ngại về việc giảm sản lượng và ảnh hưởng tiêu cực đến các cộng đồng địa phương. Liệu các chính sách này có làm chậm lại đà phát triển của ngành dầu khí tại vùng đất từng một thời "vàng đen" này?
Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất

Giá vàng tiếp tục đà tăng kỷ lục vào thứ Ba, được thúc đẩy bởi lo ngại xung quanh việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, điều này làm suy yếu tâm lý chấp nhận rủi ro và khiến nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ