Giá quặng sắt giảm vì ‘ông lớn’ Australia, Brazil tăng xuất khẩu

Giá quặng sắt giảm vì ‘ông lớn’ Australia, Brazil tăng xuất khẩu

17:35 17/06/2021

Các lô hàng quặng sắt từ Australia và Brazil đạt 26,14 triệu tấn trong tuần trước, tăng 1,1 triệu tấn so với cách đây 2 tuần. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Đại Liên giảm 1,5% xuống 1.198 nhân dân tệ (187,26 USD)/tấn.

Giá quặng sắt ngày 16/6 giảm vì sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp cung ứng tăng lên.

 Các lô hàng quặng sắt từ Australia và Brazil đạt 26,14 triệu tấn trong tuần trước, tăng 1,1 triệu tấn so với cách đây 2 tuần, theo dữ liệu từ Mysteel Consulting.

 Giá quặng sắt 62% nhập khẩu vào miền bắc Trung Quốc giảm 3,2%, còn ở mức 214,08 USD/tấn.

 Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Đại Liên giảm 1,5% xuống 1.198 nhân dân tệ (187,26 USD)/tấn.

 Giá thép ở Trung Quốc cũng hạ nhiệt so với ngày 15/6. Chẳng hạn như thép không rỉ, giá ngày 16/6 là 17.072 nhân dân tệ/tấn (2.658 USD/tấn), giảm 12,2 nhân dân tệ/tấn (1,9 USD/tấn) so với ngày 15/6.

 

Giá một số loại thép tại Trung Quốc trong ngày 16/6. Nguồn: Steel Home

Các doanh nghiệp lớn đã tăng cường sản xuất quặng vì tỷ suất lợi nhuận tốt. Sản lượng thép thô của Trung Quốc tháng 5 đạt kỷ lục 99,45 triệu tấn, theo thông tin từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.

Ngày 16/6, Trung Quốc cho biết họ sẽ giải phóng kho dự trữ kim loại chính của nước này, bao gồm đồng, nhôm và kẽm theo lô "trong tương lai gần".

Cụ thể, Trung Quốc sẽ bắt đầu bán các kim loại công nghiệp chính trong kho dự trữ của chính phủ trong bối cảnh giá sản xuất tăng mạnh nhất trong 13 năm qua, gây lo ngại về lạm phát toàn cầu. Kim loại sẽ được bán theo lô và thông qua chương trình đấu giá công khai cho các nhà sản xuất và chế biến kim loại.

Cục Dự trữ Thực phẩm và Chiến lược Quốc gia Trung Quốc cho biết động thái trên sẽ đảm bảo nguồn cung và sự ổn định giá của hàng hóa số lượng lớn.

Trước tình hình trên, cổ phiếu khai khoáng và thép giảm. Cổ phiếu của Rio Tinto, BHP và ArcelorMittal SA giảm ít nhất 0,7%.

 "Chúng tôi không thấy quốc gia nào giải phóng kho dự trữ trong nhiều năm", Jia Zheng, một thành viên của Công ty quản lý đầu tư Dongwu Jiuying Thượng Hải, chia sẻ với Bloomberg.

 "Điều này sẽ thúc đẩy nguồn cung ngắn hạn, gửi tín hiệu giảm giá cho thị trường”, nhân vật trên cho biết.

Trong năm 2020, Australia là nước có sản lượng quặng lớn nhất thế giới với 900 triệu tấn. Các quốc gia kế tiếp lần lượt là Brazil (400 triệu tấn), Trung Quốc (340 triệu tấn), Ấn Độ (230 triệu tấn) và Nga (95 triệu tấn).

 Australia cũng là quốc gia xuất khẩu nhiều quặng nhất trong năm 2019 với 65,8 tỷ USD (chiếm 53,8% tổng lượng xuất khẩu của thế giới). Brazil đứng ở vị trí thứ 2 với 2,2 tỷ USD (chiếm 18,1%). Các quốc gia tiếp theo lần lượt là Nam Phi, Canada, Ukraine, Thụy Điển, Ấn Độ, Hà Lan, Nga và Trung Quốc.

Link gốc tại đây.

Theo Stockbiz

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng tiếp tục giảm nhẹ khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt, thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục giảm nhẹ khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt, thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ

Giá vàng giảm gần 1% vào thứ Ba khi các tín hiệu cho thấy căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang dịu lại đã làm giảm nhu cầu trú ẩn an toàn, trong khi các nhà đầu tư đang chờ đợi loạt dữ liệu kinh tế quan trọng trong tuần này để đánh giá triển vọng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giá vàng hạ nhiệt khi lo ngại về thuế quan dịu bớt, dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi sát sao
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng hạ nhiệt khi lo ngại về thuế quan dịu bớt, dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi sát sao

Giá vàng đã giảm vào thứ Ba do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại lớn dịu lại, làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này với vai trò là tài sản trú ẩn an toàn. Trong khi đó, giới đầu tư đang chờ đợi các dữ liệu kinh tế Mỹ để đánh giá lộ trình chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Giá vàng phục hồi khi thị trường chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ trong tuần này
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng phục hồi khi thị trường chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ trong tuần này

Giá vàng tiếp tục tăng khi thị trường toàn cầu giữ tâm lý thận trọng trước loạt báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ. Bất ổn từ chính sách thương mại Mỹ-Trung cùng lo ngại lạm phát gia tăng đang thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến vàng như tài sản trú ẩn, giúp giá vàng giữ vững trên ngưỡng 3,300 USD/ounce.
Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota

Cuộc chiến thương mại toàn cầu của Donald Trump đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dầu mỏ tại North Dakota, nơi đã từng là hình mẫu của cuộc cách mạng dầu đá phiến của Mỹ. Việc tăng thuế và biến động giá dầu đang đẩy nền kinh tế của tiểu bang vào tình trạng khó khăn, khi các nhà sản xuất dầu lo ngại về việc giảm sản lượng và ảnh hưởng tiêu cực đến các cộng đồng địa phương. Liệu các chính sách này có làm chậm lại đà phát triển của ngành dầu khí tại vùng đất từng một thời "vàng đen" này?
Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất

Giá vàng tiếp tục đà tăng kỷ lục vào thứ Ba, được thúc đẩy bởi lo ngại xung quanh việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, điều này làm suy yếu tâm lý chấp nhận rủi ro và khiến nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ