Giá lương thực dự báo vẫn cao trong 2022 vì thiếu cung

Giá lương thực dự báo vẫn cao trong 2022 vì thiếu cung

17:13 11/01/2022

Thiệt hại mùa màng do biến đổi khí hậu có thể dẫn tới làn sóng tích trữ hoặc hạn chế thương mại.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan vào năm 2021 đã khiến giá nông sản tăng đột biến. Giá các mặt hàng như cà phê Brazil, khoai tây Bỉ, đậu Hà Lan và đậu vàng Canada tăng mạnh trong năm ngoái do hạn hán và lũ lụt xảy ra ở khắp nơi.

Giá lương thực thế giới năm 2021 tăng 28% lên cao nhất trong một thập kỷ, với chỉ số lương thực của FAO đạt mức trung bình 125,7 điểm, cao nhất kể từ năm 2011, dù giảm nhẹ trong tháng 12.

gia-luong-thuc-toan-cau-2041-1641890286.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan vào năm 2021 đã khiến giá nông sản tăng đột biến. Ảnh: FT.

Sương giá nghiêm trọng ở Brazil ảnh hưởng đến vành đai cà phê của nước này trong tháng 7, từ đó đẩy giá lên cao nhất gần 7 năm, tằng 76% trong cả năm. Thời tiết tại Brazil vấn đang diễn biến thất thường, dấy lên lo ngại về nguồn cung của những vụ mùa tiếp theo.

Trong khi đó, đợt nắng nóng và hạn hán chưa từng có ở Canada vào giữa năm 2021 cũng ảnh hưởng đến sản lượng và khiến giá đậu vàng tăng 85%. Việc giá đậu Hà Lan tăng hơn 2 lần gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất thực phẩm thay thế thịt có nguồn gốc từ loại hạt này. Giá khoai tây của Bỉ cũng tăng tới 180% sau khi lũ lụt tàn phá nhiều nơi vào mùa hè.

Ngoài ra, các vấn đề về logistics và những thay đổi trong thói quen tiêu dùng do đại dịch Covid-19 cũng là nguyên nhân khiến giá mặt hàng thiết yếu như đường, lúa mì tăng trong năm 2021.

“Nông nghiệp là một trong những ngành chịu nhiều rủi ro nhất trước biến đổi khí hậu. Những rủi ro này lớn hơn nhiều lần so với cơ hội mà ngành này có”, Viện Môi trường Stockholm cho biết. Năm nay, giá dự kiến tiếp tục tăng mạnh do các điều kiện thời tiết bất thường làm hư hại cây trồng, dẫn đến thiếu cung.

Các nhà khoa học cảnh báo rằng thời tiết cực đoan sẽ xuất hiện thường xuyên và khắc nghiệt hơn vì tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tính đến năm 2021, hiện tượng La Nina đã phát triển năm thứ hai liên tiếp và dự kiến khiến cường độ mưa lũ và hạn hán tăng mạnh trên khắp thế giới.

“Khi chúng ta biết La Nina sẽ hoạt động mạnh trong năm nay thì giá cả đã phản ứng trước rồi, thậm chí trước cả khi hiện tượng đó thực sự xảy ra”, Mario Zappacosta, chuyên gia kinh tế cấp cao của FAO nói.

Điều đó có thể gây ra tác động lây lan và khiến giá các loại cây trồng thay thế cũng tăng lên.

Theo Viện Môi trường Stockholm, biến đổi khí hậu sẽ tác động đáng kể đến sản xuất nông nghiệp toàn cầu và sẽ làm giảm năng suất cây trồng ở một số khu vực nhất định.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng tiếp tục giảm nhẹ khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt, thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục giảm nhẹ khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt, thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ

Giá vàng giảm gần 1% vào thứ Ba khi các tín hiệu cho thấy căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang dịu lại đã làm giảm nhu cầu trú ẩn an toàn, trong khi các nhà đầu tư đang chờ đợi loạt dữ liệu kinh tế quan trọng trong tuần này để đánh giá triển vọng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giá vàng hạ nhiệt khi lo ngại về thuế quan dịu bớt, dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi sát sao
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng hạ nhiệt khi lo ngại về thuế quan dịu bớt, dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi sát sao

Giá vàng đã giảm vào thứ Ba do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại lớn dịu lại, làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này với vai trò là tài sản trú ẩn an toàn. Trong khi đó, giới đầu tư đang chờ đợi các dữ liệu kinh tế Mỹ để đánh giá lộ trình chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Giá vàng phục hồi khi thị trường chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ trong tuần này
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng phục hồi khi thị trường chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ trong tuần này

Giá vàng tiếp tục tăng khi thị trường toàn cầu giữ tâm lý thận trọng trước loạt báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ. Bất ổn từ chính sách thương mại Mỹ-Trung cùng lo ngại lạm phát gia tăng đang thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến vàng như tài sản trú ẩn, giúp giá vàng giữ vững trên ngưỡng 3,300 USD/ounce.
Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota

Cuộc chiến thương mại toàn cầu của Donald Trump đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dầu mỏ tại North Dakota, nơi đã từng là hình mẫu của cuộc cách mạng dầu đá phiến của Mỹ. Việc tăng thuế và biến động giá dầu đang đẩy nền kinh tế của tiểu bang vào tình trạng khó khăn, khi các nhà sản xuất dầu lo ngại về việc giảm sản lượng và ảnh hưởng tiêu cực đến các cộng đồng địa phương. Liệu các chính sách này có làm chậm lại đà phát triển của ngành dầu khí tại vùng đất từng một thời "vàng đen" này?
Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất

Giá vàng tiếp tục đà tăng kỷ lục vào thứ Ba, được thúc đẩy bởi lo ngại xung quanh việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, điều này làm suy yếu tâm lý chấp nhận rủi ro và khiến nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ