Giá dầu đi ngang khi ảnh hưởng từ cuộc chiến Israel-Hamas chưa lan rộng

Giá dầu đi ngang khi ảnh hưởng từ cuộc chiến Israel-Hamas chưa lan rộng

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

08:04 11/10/2023

Dầu đi ngang trong phiên Á sau khi tạo gap tăng vào đầu tuần, khi cuộc chiến Israel-Hamas vẫn chưa lan rộng ra toàn khu vực và Ả Rập Saudi cam kết giúp đảm bảo sự ổn định của thị trường.

Dầu thô WTI dao động quanh ngưỡng gần 86 USD/thùng. Cơ quan báo chí nhà nước Ả Rập Saudi đưa tin, vương quốc này nhán mạnh sự ủng hộ của mình đối với những nỗ lực của OPEC+ nhằm cân bằng thị trường dầu mỏ và “mọi thứ” sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.

Cho đến nay, gần 2,000 người đã thiệt mạng ở cả hai bên trong cuộc xung đột, trong đó Israel xây dựng một căn cứ bên cạnh Dải Gaza để chứa hàng chục nghìn binh sĩ và Mỹ cam kết sẽ hỗ trợ đầy đủ cho đất nước này. Rủi ro chính là chiến tranh có thể mở rộng và kéo theo các quốc gia khác ở Trung Đông tham gia, nơi chiếm khoảng 1/3 nguồn cung dầu thô của thế giới.

Bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Iran, nước ủng hộ Hamas, trực tiếp tham gia vào vụ tấn công đều có thể gây ra mối đe dọa đối với nguồn cung dầu. Mỹ có thể siết chựat trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu dầu thô của nước này hoặc phong tỏa/tấn công Tehran nhằm vào các tàu trên các tuyến đường vận chuyển. Iran đã phủ nhận sự liên quan và Nhà Trắng cho biết họ chưa tìm thấy bằng chứng nào về việc Iran đã lên kế hoạch hoặc chỉ đạo vụ tấn công.

Các nhà phân tích Brian Martin và Daniel Hynes của ANZ Group Holdings Ltd. cho biết trong một báo cáo: “Nguy cơ chiến tranh lan rộng khắp các khu vực vẫn là mối lo ngại chính”. Họ cho biết Ả Rập Saudi cam kết sẽ hỗ trợ ổn định thị trường nếu có gián đoạn nguồn cung ở nơi khác bằng cách giải phóng lượng dầu thô dự trữ.

Ngoài xung đột, Trung Quốc đang xem xét các biện pháp mới để giúp nền kinh tế đáp ứng mục tiêu tăng trưởng của đất nước, điều này có thể thúc đẩy nhu cầu tại quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất.

Xung đột Israel-Hamas đã làm tăng thêm biến động của giá dầu, vốn đã tăng vọt trong tháng qua do lo ngại về lãi suất cao và tăng trưởng kinh tế chậm lại và còn được củng cố bởi việc sản lượng dầu thô bị Ả Rập Saudi cắt giảm. Vào thứ Hai, thị trường quyền chọn đã chứng kiến biến động ngụ ý tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2022, khi chiến tranh Ukraine bắt đầu.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng tiếp tục giảm nhẹ khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt, thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục giảm nhẹ khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt, thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ

Giá vàng giảm gần 1% vào thứ Ba khi các tín hiệu cho thấy căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang dịu lại đã làm giảm nhu cầu trú ẩn an toàn, trong khi các nhà đầu tư đang chờ đợi loạt dữ liệu kinh tế quan trọng trong tuần này để đánh giá triển vọng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giá vàng hạ nhiệt khi lo ngại về thuế quan dịu bớt, dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi sát sao
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng hạ nhiệt khi lo ngại về thuế quan dịu bớt, dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi sát sao

Giá vàng đã giảm vào thứ Ba do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại lớn dịu lại, làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này với vai trò là tài sản trú ẩn an toàn. Trong khi đó, giới đầu tư đang chờ đợi các dữ liệu kinh tế Mỹ để đánh giá lộ trình chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Giá vàng phục hồi khi thị trường chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ trong tuần này
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng phục hồi khi thị trường chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ trong tuần này

Giá vàng tiếp tục tăng khi thị trường toàn cầu giữ tâm lý thận trọng trước loạt báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ. Bất ổn từ chính sách thương mại Mỹ-Trung cùng lo ngại lạm phát gia tăng đang thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến vàng như tài sản trú ẩn, giúp giá vàng giữ vững trên ngưỡng 3,300 USD/ounce.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ