GBP/USD "rung rinh" trước giờ G: Số liệu việc làm Mỹ là chìa khóa

GBP/USD "rung rinh" trước giờ G: Số liệu việc làm Mỹ là chìa khóa

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

15:30 06/12/2024

GBP/USD duy trì đà tăng sát ngưỡng 1.2770 trước báo cáo việc làm quan trọng của Mỹ công bố vào lúc 20:30 (giờ Việt Nam). Giới đầu tư kỳ vọng Fed sẽ giảm 25 điểm cơ bản trong cuộc họp ngày 18/12. Thành viên với quan điểm hawkish Megan Greene của BoE cảnh báo rằng lạm phát Anh có thể neo trên mục tiêu 2% trong trung hạn.

GBP/USD giữ vị thế tích cực quanh mốc 1.2770 trong phiên giao dịch châu Âu. Cặp tiền bứt phá mạnh hôm qua sau khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ tuần kết thúc 29/11 tăng lên 224,000, vượt dự báo và cao hơn mức 215,000 của tuần trước.

Cặp tỷ giá được dự báo sẽ giao dịch dè dặt chờ báo cáo việc làm phi nông nghiệp (NFP) tháng 11 của Mỹ vào 20:30 giờ Việt Nam. Nhà đầu tư sẽ phân tích kỹ số liệu việc làm chính thức để định hướng khả năng Fed điều chỉnh lãi suất trong cuộc họp 18/12. Fed đã khởi động chu kỳ nới lỏng từ tháng 9 do quan ngại về nhu cầu lao động suy yếu và tin tưởng vào triển vọng lạm phát hạ nhiệt về mục tiêu 2%.

Các chuyên gia kinh tế dự báo nền kinh tế Mỹ tạo thêm 200,000 việc làm, vượt xa mức tăng 12,000 của tháng 10. Tăng trưởng việc làm tháng trước bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai và làn sóng đình công tại Boeing. Tỷ lệ thất nghiệp được kỳ vọng tăng nhẹ lên 4.2% từ mức 4.1%.

Thu nhập bình quân theo giờ - thước đo chủ chốt về áp lực lương, dự kiến tăng 3.9% so với cùng kỳ, giảm từ 4% của tháng 10. So với tháng trước, chỉ số này được dự báo tăng chậm lại còn 0.3% từ 0.4%.

Những tín hiệu về nhu cầu lao động suy yếu cùng đà tăng lương hạ nhiệt sẽ củng cố kỳ vọng Fed nghiêng về lập trường bồ câu trong cuộc họp 18/12. Ngược lại, số liệu việc làm khả quan sẽ làm giảm kỳ vọng này. Hiện công cụ CME FedWatch phản ánh xác suất 72% Fed sẽ hạ lãi suất 25 điểm cơ bản xuống 4.25% - 4.50%, phần còn lại ủng hộ giữ nguyên lãi suất.

Các động lực chính của thị trường: Bảng Anh vượt trội nhóm tiền tệ chủ chốt

  • Bảng Anh thể hiện sức mạnh vượt trội so với nhóm tiền tệ chủ chốt trong phiên thứ Sáu khi quan chức BoE bày tỏ lo ngại về áp lực giá dai dẳng. Bloomberg dẫn lời thành viên độc lập thuộc Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) Megan Greene cho biết lạm phát Anh có thể neo trên mục tiêu 2% trong trung hạn do tính "cố hữu" ngày càng rõ rệt.
  • Quan ngại của Greene về khả năng kiểm soát lạm phát của BoE được củng cố bởi nhận định về đà tăng lương khó kiểm soát. "Tốc độ tăng lương chưa hạ nhiệt như kỳ vọng," Greene nhấn mạnh.
  • Trước đó vào thứ Tư, Thống đốc BoE Andrew Bailey cũng khẳng định ngân hàng trung ương cần duy trì nỗ lực kiểm soát lạm phát dưới mục tiêu 2%, song tin tưởng quá trình kiềm chế giá đang đi đúng hướng.
  • Trong bối cảnh thiếu vắng các chỉ báo kinh tế trọng yếu của Anh trong ngắn hạn, triển vọng quyết sách lãi suất của BoE tại cuộc họp 19/12 sẽ là động lực chính định hình xu hướng Bảng Anh. Giới giao dịch dự báo BoE sẽ duy trì lãi suất ở mức 4.75%.

Phân tích kỹ thuật: Bảng Anh trụ vững trên EMA 20

Biểu đồ GBP/USD trong khung ngày

Bảng Anh duy trì đà hồi phục từ phiên thứ Năm quanh mức 1.2770 trong phiên London. Cặp GBP/USD đang ổn định trên đường EMA 20 tại 1.2715 và hướng đến việc củng cố vị thế này. Tuy nhiên, xu hướng tổng thể vẫn tiêu cực khi giá duy trì dưới EMA 200 đang dao động quanh 1.2825.

Chỉ báo RSI 14 ngày đã phục hồi về vùng cân bằng sau khi chạm vùng quá bán vào 22/11. Tuy nhiên, áp lực giảm điểm vẫn hiện hữu.

Về khung giá thấp hơn, cặp tiền có thể tìm được hỗ trợ tại đường trendline tăng quanh 1.2500, được kéo từ đáy tháng 3/2023 gần 1.1800. Ngược lại, EMA 200 sẽ là kháng cự quan trọng cần vượt qua.

FX Street

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi

Các CEO phương Tây cần cắp sách theo học các nước đang phát triển để biết cách ứng phó với những người đàn ông quyền lực với tình hình chính trị bất ổn và các cuộc khủng hoảng bất ngờ.
Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit

Trong màn thể hiện lòng trung thành mới nhất với Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã mô tả những sự thay đổi đột ngột của tổng thống về thuế quan là một hành động có chủ đích nhằm tạo ra “sự bất ổn có chiến lược”. Theo Bessent, sự chắc chắn là thứ bị đánh giá quá cao và sự thất thường sẽ mang lại lợi thế đàm phán, tạo ra những thỏa thuận thương mại tốt nhất cho Mỹ.
Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?

Khi thuế quan của Trump có hiệu lực, thị trường trái phiếu Kho bạc đã lao dốc. Nhiều nhà đầu tư trái phiếu lo ngại rằng các loại thuế này sẽ đẩy nhanh lạm phát và làm giảm nhu cầu nước ngoài đối với tài sản của Hoa Kỳ, bắt đầu bán tháo để gây áp lực buộc chính quyền phải đảo ngược tình thế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ