ECB: Gói cứu trợ cũ tiếp tục làm nóng lạm phát của Eurozone

ECB: Gói cứu trợ cũ tiếp tục làm nóng lạm phát của Eurozone

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

16:01 28/04/2025

Các biện pháp hỗ trợ của các chính phủ khu vực đồng euro trong thời kỳ đại dịch và cuộc chiến ở Ukraine sẽ tiếp tục thúc đẩy lạm phát trong những năm tới, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cho biết.

Theo bản phát hành trước của bản tin hàng tháng của ECB được công bố hôm thứ Hai, mức chi tiêu tăng thêm này sẽ làm tăng tốc lạm phát thêm 0.7 điểm phần trăm trong năm nay, 0.4 điểm phần trăm vào năm 2026 và 0.3 điểm phần trăm vào năm 2027.

Dự báo hàng quý vào tháng Ba cho thấy lạm phát sẽ tăng trung bình 2.3% vào năm 2025, trước khi giảm xuống 1,9% vào năm 2026 và 2% vào năm 2027. Nếu không có khoản chi tiêu bổ sung này, lạm phát sẽ thấp hơn mục tiêu 2% trong từng năm đó.

Phân tích cũng đề cập đến tác động của các biện pháp hỗ trợ đối với tăng trưởng kinh tế, bao gồm việc trợ cấp tiền lương trong thời kỳ Covid và sau cuộc xâm lược của Nga thì hỗ trợ các hộ gia đình chi trả hóa đơn năng lượng tăng cao.

ECB cho biết, các biện pháp này "được ước tính đã hỗ trợ đáng kể cho tăng trưởng GDP thực trong giai đoạn 2020-2022." Sau đó, khi các chính phủ dần thu hẹp các biện pháp hỗ trợ, tác động của chúng "nói chung là trung lập hoặc có phần làm tăng trưởng chậm lại."

Để đưa ra kết luận, nghiên cứu đã so sánh với một kịch bản giả định trong đó không có bất kỳ hỗ trợ tài khóa nào. Kịch bản cơ sở cũng không bao gồm các tuyên bố gần đây của các chính phủ khu vực đồng euro và Liên minh Châu Âu về việc tăng chi tiêu quốc phòng và chi tiêu công khác.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng nhân dân tệ đối mặt với tháng "tồi tệ" nhất kể từ năm 2019
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đồng nhân dân tệ đối mặt với tháng "tồi tệ" nhất kể từ năm 2019

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ, đồng nhân dân tệ đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Dù được hưởng lợi từ sự suy giảm của đồng đô la, đồng nhân dân tệ lại yếu đi so với các đồng tiền của các đối tác thương mại khác, mở ra cơ hội cho xuất khẩu Trung Quốc nhưng cũng kéo theo những bất ổn kinh tế. Liệu sự ổn định của đồng nhân dân tệ có thể duy trì trong bối cảnh chiến tranh thương mại không ngừng gia tăng và những chính sách tiền tệ quyết định từ PBoC?
JPY giảm nhẹ trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn an toàn giảm dần; đà giảm có vẻ hạn chế
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

JPY giảm nhẹ trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn an toàn giảm dần; đà giảm có vẻ hạn chế

Đồng Yên Nhật thiếu xu hướng rõ ràng trong ngày vào thứ Tư trong bối cảnh các tín hiệu cơ bản trái chiều. Khẩu vị rủi ro và dữ liệu kinh tế vĩ mô Nhật Bản đáng thất vọng giới hạn đà tăng của đồng JPY trú ẩn an toàn. Kỳ vọng về việc BoJ tăng lãi suất thêm vào năm 2025 hỗ trợ JPY trong bối cảnh hành động giá USD trầm lắng.
Vàng giảm trở lại gần mốc $3,300 khi khẩu vị rủi ro phục hồi, USD tăng nhẹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Vàng giảm trở lại gần mốc $3,300 khi khẩu vị rủi ro phục hồi, USD tăng nhẹ

Giá Vàng thu hút một số bên bán phiên thứ hai liên tiếp trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn an toàn suy giảm. USD mạnh hơn tiếp tục gây áp lực lên mặt hàng này trong bối cảnh có dấu hiệu căng thẳng thương mại giảm bớt. Dự đoán Fed cắt giảm lãi suất có thể hạn chế đà tăng của USD và kim loại này.
Cổ phiếu chao đảo, giá dầu yếu đi khi thuế quan làm gia tăng lo ngại về tăng trưởng toàn cầu
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Cổ phiếu chao đảo, giá dầu yếu đi khi thuế quan làm gia tăng lo ngại về tăng trưởng toàn cầu

Cổ phiếu gặp khó khăn trong việc tìm hướng đi vào thứ Tư và giá dầu giảm khi sự nhẹ nhõm về khả năng giảm bớt căng thẳng thương mại toàn cầu bị lu mờ bởi triển vọng kinh tế xấu đi và những tín hiệu ảm đạm từ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi thuế quan của Donald Trump.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ