Dự đoán Fed sẽ dừng cắt giảm lãi suất là quá sớm

Dự đoán Fed sẽ dừng cắt giảm lãi suất là quá sớm

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

09:03 18/12/2024

Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và triển vọng ngành xây dựng nhà ở xấu đi cho thấy cần tiếp tục nới lỏng chính sách vào năm 2025.

Tuần này, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) dự kiến tiếp tục cắt giảm lãi suất, nhưng sự chú ý của giới đầu tư không chỉ nằm ở động thái này mà còn ở khả năng chu kỳ nới lỏng chính sách có thể chạm đáy. Thị trường hiện chỉ kỳ vọng hai lần giảm 25 bps lãi suất trong năm 2025, thấp hơn bốn lần so với ba tháng trước. Tuy nhiên, thật khó hiểu vì sao các nhà đầu tư lại tự tin rằng Fed sắp hoàn thành nhiệm vụ, khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn tiến sát mức cao nhất trong năm và triển vọng ngành xây dựng nhà ở ngày càng tiêu cực.

Rủi ro kinh tế ngày càng lộ diện

Thực tế, bước sang năm 2025, các rủi ro suy giảm về việc làm và lạm phát đang chiếm ưu thế so với rủi ro tăng, dù thị trường chứng khoán liên tục lập kỷ lục mới. Một báo cáo việc làm yếu có thể nhanh chóng đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên mức cao mới, buộc giới đầu tư thừa nhận thị trường lao động còn nhiều điểm đáng lo ngại.

Tỷ lệ thất nghiệp đã quay lại xu hướng tăng trong tháng 10 và 11, cho thấy mức giảm bất ngờ vào cuối quý III chỉ là hiện tượng ngắn hạn. Hiện tại, tỷ lệ này đã tăng bảy trong số mười một tháng của năm, với ngành sản xuất là tâm điểm suy yếu. Ở mức 4.246%, tỷ lệ thất nghiệp hiện chỉ thấp hơn đôi chút so với mức đỉnh ba năm được ghi nhận vào tháng 7.

Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục gia tăng

Nguyên nhân của đợt tăng này phần lớn là do số người gia nhập lực lượng lao động tăng, thay vì các đợt sa thải lớn, một dấu hiệu tích cực trong bối cảnh thị trường lao động vẫn bị đánh giá là khan hiếm. Tuy nhiên, tốc độ tuyển dụng yếu đã khiến tỷ lệ lao động trong độ tuổi vàng (25-54) giảm 0.3% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm lớn nhất ngoài thời kỳ đại dịch kể từ năm 2013. Thêm vào đó, ngày càng nhiều người lao động thất nghiệp đối mặt với khó khăn khi tìm kiếm công việc. Hiện tại, hơn 40% trong số 7 triệu người tìm việc đã thất bại suốt ít nhất 15 tuần, tăng từ mức 35% vào tháng 5.

Fed dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ ổn định ở mức 4.4%, đồng nghĩa thị trường lao động không thể suy yếu thêm. Một mặt, chính quyền mới có thể thúc đẩy tuyển dụng nhờ niềm tin doanh nghiệp gia tăng sau cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11. Tuy nhiên, mặt trái là nguy cơ suy giảm niềm tin kinh doanh từ một cuộc chiến thương mại hỗn loạn, cùng lời hứa cắt giảm lực lượng lao động liên bang, vốn là một điểm sáng hiếm hoi trong tuyển dụng gần đây.

Xây dựng nhà ở: Áp lực chưa hạ nhiệt

Ngành xây dựng nhà ở đang làm trầm trọng thêm những thách thức của thị trường lao động. Tuần trước, Toll Brothers Inc. đã hạ dự báo lợi nhuận, kéo giảm giá cổ phiếu công ty và của các nhà xây dựng khác. Trước đó, các doanh nghiệp lớn như PulteGroup Inc. và DR Horton Inc. cũng cảnh báo tương tự, cho biết họ phải gia tăng các ưu đãi tài chính để kích cầu trong quý III và dự kiến sẽ còn mở rộng ưu đãi trong quý IV.

Biểu đồ số lượng nhà mới ở phía Nam

Nhà đầu tư nhận định nguồn cung nhà mới tại miền Nam, nơi chiếm gần 60% số nhà đơn lập được xây dựng, đang vượt cầu, trong khi lãi suất thế chấp vẫn duy trì ở mức cao. Các nhà xây dựng phải đối mặt với lựa chọn khó khăn: Chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc cắt giảm sản lượng cho đến khi tồn kho cân bằng. Nếu lựa chọn cắt giảm sản lượng được thực hiện, tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên gần 5% trong nửa đầu năm 2025.

Tín hiệu tích cực từ lạm phát

Trong khi triển vọng việc làm đáng lo ngại, bức tranh lạm phát lại đang cải thiện. Báo cáo Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 cho thấy lạm phát trong chi phí nhà ở tiếp tục hạ nhiệt. Các hạng mục “tiền thuê nhà chính” và “tiền thuê tương đương chủ sở hữu” đã quay về mức gần với xu hướng trước đại dịch.

Ngoài ra, giá bảo hiểm xe cơ giới đã ổn định trong hai tháng liên tiếp, sau khi tăng vọt 20% so với cùng kỳ năm trước trong nửa đầu năm 2024. Những yếu tố từng được coi là “cứng đầu” nhất của lạm phát giờ đây đã dịu lại, giảm bớt lo ngại rằng Fed sẽ gặp khó khăn trong việc đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%.

Lạm phát trong năm 2025 được dự đoán sẽ theo sát mức tăng trưởng tiền lương và tình hình thị trường lao động. Khi cả hai yếu tố này tiếp tục giảm nhiệt, áp lực lạm phát sẽ dần lắng xuống. Trước khi thị trường lao động và ngành xây dựng nhà ở cho thấy dấu hiệu phục hồi bền vững, Fed nên tiếp tục hạ lãi suất để duy trì đà ổn định cho nền kinh tế.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát

Chứng khoán Mỹ tăng tuần thứ hai liên tiếp nhờ dữ liệu việc làm tích cực và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu lại. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn rút khỏi các quỹ Mỹ trong khi nhà đầu tư chuyển sang châu Âu và châu Á. Tuần tới, trọng tâm thị trường sẽ là quyết định chính sách của Fed, dữ liệu kinh tế Mỹ - Anh, và diễn biến từ cuộc họp OPEC+.
Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%

Theo Jefferies, các nhà đầu tư nên ưu tiên cổ phiếu trong các lĩnh vực y tế, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng tiêu dùng không thiết yếu khi tăng trưởng kinh tế chậm lại dưới 2%, đồng thời tránh các lĩnh vực năng lượng và dịch vụ viễn thông, vốn có xu hướng hoạt động kém hiệu quả.
Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn vẫn đang do dự về thời điểm nới lỏng chính sách tiền tệ, Thụy Sĩ lại đang đối mặt với một nghịch lý đáng chú ý: lạm phát quay về ngưỡng 0%, thấp nhất kể từ năm 2020, khiến Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) có thể buộc phải hành động sớm hơn dự kiến.
Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng

Sau số liệu GDP quý I gây bất ngờ tiêu cực và chuỗi báo cáo niềm tin tiêu dùng liên tục sụt giảm, giới đầu tư bước vào phiên giao dịch cuối tuần trước trong trạng thái căng thẳng, chờ đợi báo cáo việc làm tháng 4 như một chỉ dấu quyết định về sức khỏe thực sự của nền kinh tế Mỹ.
Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy

Các tranh chấp thuế quan, căng thẳng địa chính trị và giờ đây là khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ. Đây dường như không phải là thời điểm thích hợp để tìm kiếm các khoản đầu tư vào thị trường mới nổi, xét đến rủi ro thiệt hại lan rộng đối với các nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn.
Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?

Trong suốt hơn hai thập kỷ kể từ khi được khai sinh, đồng euro đã mang theo kỳ vọng trở thành đối trọng chiến lược với USD – không chỉ nhằm củng cố vị thế địa chính trị của châu Âu, mà còn để thiết lập chủ quyền tiền tệ thực sự cho khối Eurozone.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ