Dự đoán CPI tháng 7 của Mỹ: Hiệu ứng cơ sở (Base Effect) là gì và tại sao nó quan trọng?

Dự đoán CPI tháng 7 của Mỹ: Hiệu ứng cơ sở (Base Effect) là gì và tại sao nó quan trọng?

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

10:57 10/08/2022

CPI hàng năm ở Mỹ được dự báo sẽ giảm xuống mức 8.7% trong tháng Bảy. Hiệu ứng cơ sở có thể gây hiểu lầm khi đánh giá dữ liệu lạm phát. Thị trường cho rằng có gần 70% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất 75 bps vào tháng 9.

CPI hàng năm ở Mỹ được dự báo sẽ giảm xuống mức 8.7% trong tháng Bảy
CPI hàng năm ở Mỹ được dự báo sẽ giảm xuống mức 8.7% trong tháng Bảy

Lạm phát ở Hoa Kỳ, được đo bằng Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI), dự kiến ​​sẽ giảm xuống 8.7% vào tháng Bảy từ mức 9.1% trong tháng Sáu. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cam kết vẫn tiếp tục thắt chặt lãi suất để chống lại lạm phát và số liệu CPI có thể tác động đáng kể đến cách thị trường định giá lần tăng lãi suất vào tháng 9.

Theo Công cụ FedWatch của CME Group, hiện có 69.5% khả năng Fed chọn tăng 75 điểm cơ bản trong cuộc họp tiếp theo, tạo cơ hội cho đồng Dollar bật tăng khi chỉ số CPI mạnh trong tháng Bảy. Điều gì sẽ xảy ra nếu CPI hàng năm giảm xuống 8.8% vào tháng Bảy? Liệu thị trường có coi đó là một dấu hiệu cho thấy áp lực giá đang bắt đầu giảm bớt?


Nguồn: CME Group FedWatch Tool

Hiệu ứng cơ sở
Giả sử rằng bạn trả 100 dollar cho một mặt hàng vào tháng 1 năm 2021 và giá đã tăng lên 105 dollar vào tháng 2 do một sự kiện bất thường, trước khi đạt 110 dollar vào tháng 1 năm 2022. Trong trường hợp đó, lạm phát hàng năm là 10% vào tháng 1 năm 2022. Bây giờ, nếu giá đã tăng lên 115 dollar vào tháng 2 năm 2022, lạm phát hàng năm sẽ giảm xuống 9.5% trong khoảng thời gian đó (phản ánh mức tăng từ 105 dollar và 115 dollar). Điều đó không có nghĩa là áp lực giá đang giảm bớt. Trên thực tế, mức tăng 5 dollar hàng tháng vào tháng 2 năm 2022 là khá đáng kể khi giá đã tăng tổng cộng 10 dollar trong 12 tháng trước đó. Tuy nhiên, do có một bước nhảy vọt trong số cơ sở - trong trường hợp đó là tháng 2 năm 2021 - được sử dụng để tính toán số liệu hàng năm, nên kết quả cuối cùng thấp hơn so với hồi tháng 1.

Lạm phát CPI hàng năm được tính như thế nào?
Cục Thống kê Lao động (BLS) đưa ra con số CPI cuối cùng mỗi tháng sau khi thực hiện Khảo sát Chi tiêu của Người tiêu dùng. BLS sẽ so sánh giá trị CPI này với tháng trước và năm trước để tìm phần trăm thay đổi.

Trong bảng dưới đây, CPI tháng 2 năm 2021 và năm 2022 lần lượt là 263.014 và 283.716. Do đó, lạm phát CPI hàng năm là 7.9% ((283.716 - 263.014) * 100 / 263.014).

Hãy nhìn vào CPI tháng 4 năm 2021. Nó đã tăng lên 267.054 từ mức 264.877 trong tháng 3. Vào năm 2022, CPI đã tăng lên 289.109 vào tháng 4 từ mức 287.504 trong tháng 3. Bất chấp sự gia tăng đó, lạm phát hàng năm vào tháng 4 năm 2022 đã giảm từ 8.5% xuống 8.3%. Đó là cách hiệu ứng cơ sở có thể làm sai lệch dữ liệu và đôi khi gây hiểu nhầm. Mặc dù vẫn có giá cả vẫn tăng đáng kể từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2022, nhưng nó đã tăng ít hơn so với một năm trước, dẫn đến việc lạm phát hàng năm giảm xuống.

Để CPI hàng năm trong tháng 7 giảm xuống 8.7% từ 9.1% trong tháng Sáu, số liệu CPI sẽ cần tăng nhẹ lên 296.754 từ mức 296.311 tháng Sáu. Quay trở lại câu hỏi đã đặt ra ở đầu bài viết, số liệu CPI sẽ cần phải tăng lên 297.027 để CPI hàng năm của tháng 7 đạt 8.8%.

Tóm lại, chỉ số CPI đạt 8.7% trong tháng Bảy sẽ cho thấy rằng lạm phát có thể đã đạt đỉnh vào tháng Sáu. Tuy nhiên, con số 8.8% sẽ cho thấy giá tiếp tục tăng trong tháng Bảy, bất chấp tỷ lệ lạm phát hàng năm có giảm đi hay không.

Điều đáng chú ý là các nhà đầu tư cũng sẽ chú ý đến con số CPI lõi, không bao gồm biến động giá thực phẩm và năng lượng.

Tuy nhiên, sự sụt giảm khiêm tốn trong chỉ số CPI hàng năm có thể không đủ để khiến các nhà đầu tư giảm quy mô đặt cược vào hawkish của họ. Thị trường trông đợi tỷ lệ lạm phát hàng năm dưới 8.7% hoặc lạm phát cơ bản ở mức vừa phải để giảm đi hawkish của Fed, đặc biệt là sau báo cáo việc làm ấn tượng vào tháng 7.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trọng tâm toàn cầu EBC 26/04: Giá dầu tăng bất chấp dấu hiệu lạm phát đình trệ tái xuất hiện

Trọng tâm toàn cầu EBC 26/04: Giá dầu tăng bất chấp dấu hiệu lạm phát đình trệ tái xuất hiện

Giá dầu lấy lại đà tăng trong ngày thứ Sáu (26/4) nhờ nhận định của Bộ trưởng Tài chính Mỹ rằng tình hình kinh tế có thể mạnh hơn. Đồng thời, Israel đã tăng cường không kích vào khu vực Rafah. Các nhà phân tích của Goldman Sachs tin rằng việc xung đột giữa Iran và Israel giảm bớt có thể khiến giá dầu giảm 5-10 USD trong những tháng tới, trong đó Brent dự kiến ​​sẽ đạt đỉnh 90 USD.
Trọng tâm toàn cầu EBC 25/04: Thị trường Úc đóng cửa nghỉ lễ, ngành khai thác mỏ đón tin tức nóng hổi

Trọng tâm toàn cầu EBC 25/04: Thị trường Úc đóng cửa nghỉ lễ, ngành khai thác mỏ đón tin tức nóng hổi

Vào ngày 25 tháng 4, thị trường chứng khoán Úc đã đóng cửa nghỉ lễ vào thứ Năm. Chỉ số ASX 200 cao hơn, đặc biệt được thúc đẩy bởi mức tăng của cổ phiếu công nghệ và chăm sóc sức khỏe. Chỉ số giá tiêu dùng của Úc trong quý đầu tiên tăng 3.6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với dự kiến.
Trọng tâm toàn cầu EBC 24/04: Giá vàng ổn định lại sau khi giảm xuống dưới mức 2.300 USD

Trọng tâm toàn cầu EBC 24/04: Giá vàng ổn định lại sau khi giảm xuống dưới mức 2.300 USD

Thứ Tư (24/4), tình hình căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt khiến cho giá vàng trở nên ổn định sau khi chạm mức thấp nhất hơn 2 tuần. Vanguard Group cảnh báo rằng mức nợ hiện tại của Mỹ có thể gây ra một đợt bán tháo lớn, đẩy lợi suất trái phiếu 10 năm lên mức 5%. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần trước cũng đề xuất mức thuế gấp 3 lần đối với thép Trung Quốc.
Trọng tâm toàn cầu EBC 22/04: Chứng khoán Mỹ lao dốc trước mùa báo cáo thu nhập của các công ty công nghệ đến gần

Trọng tâm toàn cầu EBC 22/04: Chứng khoán Mỹ lao dốc trước mùa báo cáo thu nhập của các công ty công nghệ đến gần

Vào thứ Hai (22/4), hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ đều giảm mạnh. Cả S&P 500 và Dow đều ghi nhận thành tích hàng tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3 năm 2023. Các công ty công nghệ lớn như Apple, Microsoft, Nvidia và các công ty vốn hóa lớn tương tự khác đang bước vào một quý được cho là đầy biến động.
Trọng tâm toàn cầu EBC 18/04: Giá dầu tăng khi EU xem xét các biện pháp trừng phạt mới

Trọng tâm toàn cầu EBC 18/04: Giá dầu tăng khi EU xem xét các biện pháp trừng phạt mới

Vào ngày 18 tháng 4, giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch, Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với ngành dầu mỏ của Venezuela và Liên minh châu Âu thảo luận về việc áp đặt lệnh cấm vận mới đối với Iran. Nếu giá dầu tăng lên 100 USD/thùng, OPEC+ có thể nới lỏng việc cắt giảm sản lượng.
Trọng tâm toàn cầu EBC 16/04: Thị trường chứng khoán châu Á, Mỹ đồng loạt giảm mạnh

Trọng tâm toàn cầu EBC 16/04: Thị trường chứng khoán châu Á, Mỹ đồng loạt giảm mạnh

Vào ngày 16 tháng 4, đồng đô la Mỹ tăng 0.1% sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ tăng và thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm. Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tiếp tục trượt dốc khi lợi suất tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2023. Chỉ số chứng khoán châu Âu cho thấy sự tăng trưởng trong phiên ngày hôm qua.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ