Dollar Mỹ trượt dốc khi tổng thống Trump cảnh báo về cuộc khủng hoảng virus
09:47 22/07/2020
Dollar Mỹ trở nên yếu hơn so với hầu hết các đồng tiền chính trong nhóm G-10, sau khi Tổng thống Donald Trump cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi tình trạng này được cải thiện.
Chỉ số DXY giảm 0.02% sau khi giảm mạnh 0.69% vào 3 phiên hôm trước. Lực bán tháo dollar Mỹ tiếp tục trở lại khi phiên New York đóng cửa, liên tiếp trong 4 ngày
"Bình luận của Trump đã “cho trader một lý do để sell dollar” ", Kyle Rodda, nhà phân tích tại IG Markets, Melbourne, cho hay. Hiện tại dollar Mỹ vẫn yếu trong phiên Á ngày hôm nay, trong khi đó Euro trở nên quá mạnh sau khi quỹ phục hồi đạt được thỏa thuận vào hôm qua, thúc đẩy triển vọng tăng trưởng toàn cầu.
EUR/USD đã có lúc chạm mức 1.1542, mức cao nhất kể từ 01/2019
Câu chuyện quỹ phục hồi ngày hôm qua đã đẩy cặp EUR/USDvới ngày giao dịch là T+2 lên mức 1.1550 vào phiên Á sáng nay. Hiện tại cặp tiền đang giao dịch quanh mức 1.1540
AUD/USD tăng 0.14% lên 0.7137 sau khi tăng 1.59% trong ngày hôm qua, bất chấp những lệnh hạn chế mới có thể được áp dụng tại bang Victoria sau khi số ca nhiễm trên ngày tăng lên mức cao nhất kể từ tuần trước
Rủi ro không đạt được thỏa thuận thương mại trước hạn chót ngày 1 tháng 8 đang gia tăng, thách thức cách tiếp cận thận trọng của thị trường trong thời gian tới. Giới phân tích nhìn chung cho rằng đồng Đô la Mỹ có thể tiếp tục chịu áp lực nếu mức thuế trung bình của Mỹ bị nâng lên. Tuy nhiên, khả năng đồng euro hưởng lợi từ diễn biến này sẽ phụ thuộc vào việc liệu Liên minh châu Âu (EU) có bị cuốn vào vòng xoáy trả đũa thương mại lớn hay không.
JPY tăng giá trong phiên giao dịch thứ Hai, hưởng lợi từ sự gia tăng bất ổn chính trị toàn cầu khi các nhà đầu tư tìm kiếm các tài sản trú ẩn an toàn truyền thống. Tâm lý e ngại rủi ro lan rộng trên thị trường tài chính đã giúp củng cố vai trò phòng ngừa của đồng Yên như một trong những đồng tiền ổn định hàng đầu.
Đồng Đô la tăng giá vào thứ Năm và sẵn sàng ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp, sau khi các báo cáo về chi tiêu tiêu dùng và thị trường lao động bổ sung thêm dấu hiệu về sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Dù các ý kiến về lạm phát còn chia rẽ, không thể phủ nhận sự vững chắc của thị trường lao động Mỹ, đặc biệt sau báo cáo NFP gần đây vượt kỳ vọng. Điều này giúp củng cố lập trường chính sách tiền tệ hiện tại của Fed, phù hợp với mục tiêu kép: ổn định lạm phát và tối đa hóa việc làm.
Dòng tiền ngoại tệ vào Nga đang cạn dần khi giao dịch ngày càng chuyển sang thanh toán bằng ruble, phản ánh tác động của các nỗ lực phương Tây nhằm hạn chế giao dịch xuyên biên giới của Nga.