Dầu mỏ sẽ không còn phụ thuộc vào Trung Quốc?

Dầu mỏ sẽ không còn phụ thuộc vào Trung Quốc?

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

08:33 20/09/2023

Nhu cầu dầu của Trung Quốc có thể đạt đỉnh vào cuối thập kỷ này - và với sự phục hồi kinh tế vẫn còn trong tình trạng lấp lửng, liệu thị trường dầu mỏ toàn cầu vẫn tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc?

“Thị trường dầu mỏ đã phụ thuộc vào Trung Quốc 20 năm nay nhưng câu chuyện này đang kết thúc”, Chủ tịch Fereidun Fesharaki của Facts Global Energy cho biết tại một hội nghị năng lượng gần đây.

Ông dự đoán rằng nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh trong vòng 3 đến 5 năm tới.

Ông Fesharaki nói thêm: “Trong thị trường dầu toàn cầu, chúng tôi phải xem xét các quốc gia như Ấn Độ hoặc các nước khác để tạo ra khả năng phục hồi về phía cầu”.

Ông Wood Mackenzie cũng dự kiến nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh vào năm 2027, sau đó sẽ giảm trong thời gian dài.

“Nhu cầu dầu của Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2027 và sau đó sẽ trên đà giảm dài hạn khi nước này tích cực theo đuổi quá trình chuyển đổi năng lượng… và khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chung chậm lại trong dài hạn.” Bà Shiqing Xia, chuyên gia tư vấn về dầu và hóa chất tại Wood Mackenzie, nói với CNBC.

Năm 2020, Trung Quốc đặt mục tiêu trung lập carbon vào năm 2060 và cho biết họ sẽ phấn đấu đạt được lượng phát thải carbon cao nhất vào năm 2030.

Bà Xia cũng kỳ vọng Ấn Độ sẽ bù đắp cho nhu cầu dầu của Trung Quốc.

Bà cũng cho biết Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành trung tâm tăng trưởng nhu cầu dầu lớn nhất vào cuối thập kỷ này.

Bà nói thêm: “Ngoài Trung Quốc, nhu cầu dầu ở Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi khác ở Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng cho đến đầu những năm 2040”.

Bà dự đoán: “Trong hai thập kỷ tới, động lực tăng trưởng của châu Á sẽ là Ấn Độ và Đông Nam Á”.

Nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng 7.8% vào tháng 6, đánh dấu tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong một năm. Ấn Độ cũng được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba vào năm 2030.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, than vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu năng lượng của Trung Quốc ở mức 55%. Dầu mỏ và các chất lỏng khác chiếm 19%, trong khi nhiên liệu đốt sạch hơn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn.

IEA lưu ý trong báo cáo cuối năm 2022: “Tuy nhiên, mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên, năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo đã tăng đều đặn từ năm 2001”.

Liệu rằng sẽ phải mất tới một vài thập kỷ?

Không phải ai cũng đồng ý rằng nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ sớm đạt đỉnh. Một số nhà phân tích cho rằng mốc thời gian sẽ kéo dài hơn vài năm - thậm chí có thể là hàng thập kỷ.

Giám đốc Nghiên cứu Dầu LSEG ở Châu Á, ông Yaw Yan Chong cho biết: “Trung Quốc có mục tiêu phát thải carbon bằng 0 vào năm 2060, đó là lúc tôi dự đoán rằng nhu cầu dầu của nước khi này sẽ giảm bớt”.

Ông Yaw nhấn mạnh rằng nhập khẩu dầu của Trung Quốc chủ yếu được chế biến thành dầu diesel và xăng, ít cần thiết hơn ở Trung Quốc do sự tăng trưởng khá mạnh về việc áp dụng xe điện trong năm nay. Về sản xuất điện, ông cho rằng Trung Quốc sử dụng chủ yếu là than và rất ít dầu.

Một nhà phân tích khác cũng cho rằng nếu không có bất kỳ sự đổi mới công nghệ đáng kể nào, nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ không dừng lại trong 20 đến 30 năm tới.

“Nếu không có những phát hiện lớn về khí đốt hoặc những đột phá về công nghệ trong năng lượng tái tạo hoặc năng lượng thay thế, chúng tôi sẽ không kỳ vọng tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ kết thúc trong ít nhất hai đến ba thập kỷ nữa, mặc dù tốc độ tăng trưởng nhu cầu có thể chậm lại”, ông Bob McNally, chủ tịch của Rapidan Energy Group, nói.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

Các quốc gia Liên minh Châu Âu đã phê duyệt một gói trừng phạt mới đối với Nga liên quan đến cuộc chiến chống lại Ukraine, bao gồm giới hạn giá dầu được sửa đổi và các hạn chế ngân hàng mới, sau khi Slovakia dỡ bỏ quyền phủ quyết.
Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp của Trung Quốc đã cáo buộc các cơ quan tình báo nước ngoài đánh cắp các vật liệu đất hiếm được kiểm soát, tái khẳng định ý định ngăn chặn buôn lậu ngay cả khi Bắc Kinh đồng ý xem xét các đơn xin xuất khẩu nguồn tài nguyên công nghiệp quan trọng này sau các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu giữ ổn định vào thứ Sáu sau khi tăng nhẹ nhờ lo ngại về các cuộc tấn công máy bay không người lái làm gián đoạn sản lượng dầu tại vùng Kurdistan, Iraq. Dù nhu cầu mùa hè hỗ trợ thị trường, sự bất ổn về chính sách thuế quan Mỹ và kế hoạch tăng nguồn cung khiến giá dầu chịu áp lực trong tuần này. Chính phủ Iraq cũng thông báo nối lại xuất khẩu dầu từ Kurdistan sau hai năm tạm ngưng.
Ngân hàng trung ương gia tăng mua vàng khai thác trong nước

Ngân hàng trung ương gia tăng mua vàng khai thác trong nước

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tích cực tăng dự trữ vàng, ngày càng nhiều ngân hàng lựa chọn mua vàng khai thác trong nước nhằm tiết kiệm chi phí, hỗ trợ ngành công nghiệp nội địa và mở rộng nguồn dự trữ ngoại hối.
Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại cải thiện và rủi ro địa chính trị tại Trung Đông gây gián đoạn nguồn cung. Dữ liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc hỗ trợ nhu cầu nhiên liệu, trong khi tồn kho dầu thô giảm tạo áp lực tăng giá. Tuy nhiên, tồn kho xăng và diesel tăng làm dấy lên lo ngại về sức cầu trong mùa du lịch.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ