Dầu Brent vượt $80/thùng trước kỳ vọng thị trường thắt chặt

Dầu Brent vượt $80/thùng trước kỳ vọng thị trường thắt chặt

14:41 17/07/2023

Kỳ vọng vào thị trường dầu thắt chặt hơn là một quyết định tệ hại phần lớn năm nay. Nhưng đang có những dấu hiệu đó là hướng đi đúng.

Sau khi giảm suốt nhiều tháng, dầu Brent đã vượt $80/thùng tuần trước khi nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc và nơi khác phục hồi từ đại dịch. Điều đó xảy ra ngay khi Saudi Arabia và các đồng minh OPEC+ cắt giảm sản lượng, khiến trữ dầu có thể giảm nhanh hơn.

"Chúng tôi dự báo thị trường sẽ thắt chặt mạnh hơn," theo Toril Bosoni, giám đốc thị trường dầu tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế ở Paris. "Khi nhu cầu tăng theo chu kỳ, chúng tôi nghĩ rằng có nguy cơ giá cả sẽ tiếp tục tăng vào quý ba."

Điều này cũng sẽ đe dọa nền kinh tế toàn cầu đang được được hưởng lợi từ việc giá nhiên liệu giảm và lạm phát hạ nhiệt, và ảnh hưởng đến tình hình của các nhà lãnh đạo chính trị - từ nỗ lực tái đắc cử của Tổng thống Joe Biden đến cuộc chiến tại Ukraine của tổng thống Vladimir Putin.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu việc giá dầu Brent trở lại $80/thùng có phải là mốc quan trọng tiếp theo của một pha tăng đáng kể hay không. Tương lai rất khó chắc chắn, từ các chỉ số vĩ mô Trung Quốc không ổn định đến việc tăng lãi suất, và các thùng dầu giá rẻ tiếp tục sản xuất ra từ Iran và Nga.

Nhưng ít nhất thị trường dường như đã tìm được mức giá sàn.

Trong nửa đầu năm, những người theo dõi dầu đã liên tục phải giảm kỳ vọng về giá dầu. Họ từ bỏ dự báo $100 do tăng trưởng kinh tế yếu, ngay cả khi Saudi Arabia nỗ lực ép giá bằng việc giảm sản xuất.

Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn duy trì quan điểm rằng thị trường sẽ tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm nay, và câu chuyện đang bắt đầu thành hình vào tuần trước. Hợp đồng tương lai Brent đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5.

"Đây là mốc mà thị trường đang mong đợi," Jorge Leon, phó chủ tịch cấp cao nghiên cứu thị trường dầu tại công ty tư vấn Rystad Energy A/S nói.

OPEC+ cắt giảm sản lượng.

Thị trường bắt đầu thắt chặt khi các biện pháp cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia và các quốc gia OPEC+ cuối cùng đang có tác động.

Tuần trước, Saudi Arabia đã tạo thêm động lực cho thị trường bằng cách thông báo rằng tuyên bố cắt giảm sản lượng một triệu thùng mỗi ngày sẽ tiếp tục vào tháng Tám.

Ngay cả Nga, sau nhiều lần trì hoãn, dường như cũng đang góp phần của mình. Trong phần lớn năm nay, Moscow đã tăng xuất khẩu dầu thô và tối đa hóa việc bán hàng để tài trợ cho cuộc chiến tại Ukraine, ngay cả khi cam kết cắt giảm sản xuất.

Dữ liệu theo dõi tàu chở dầu của Bloomberg cho thấy, trong bốn tuần đến ngày 9 tháng 7, nước này đã giảm xuất khẩu khoảng 25%.

Sự cân bằng giữa cung và cầu đã chuyển từ thặng dư sang thâm hụt vào tháng 6, theo Standard Chartered. Mức thâm hụt sẽ tăng gấp đôi trong những tháng tới, làm giảm dự trữ dầu khoảng 2.8 triệu thùng mỗi ngày vào tháng Tám, theo ước tính của ngân hàng.

Nghi ngờ từ ngân hàng

Nhiều nhà giao dịch dầu vẫn còn nghi ngờ về triển vọng của cuộc tăng giá.

Nhu cầu vẫn bị phụ thuộc vào một môi trường kinh tế không chắc chắn, từ hoạt động sản xuất Trung Quốc trì trệ đến tăng trưởng chậm ở Châu Âu và lo ngại rằng lãi suất tăng ở Mỹ có thể gây ra suy thoái. Tuần trước, IEA đã điều chỉnh giảm dự báo về tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu trong năm nay.

Về mặt nguồn cung, sản lượng đang tăng từ Mỹ đến Brazil và Guyana. Ngay cả trong OPEC+, các thành viên như Iran và Venezuela, không phải cắt giảm sản lượng, đang tăng cường việc bán dầu. Theo Kpler, xuất khẩu của Tehran đã đạt mức cao nhất trong năm.

Những người dự báo tại Wall Street trước đây từng dự cho rằng giá dầu sẽ vượt $100 giờ đây đang không còn khả quan. JPMorgan cho rằng OPEC+ sẽ cần cắt giảm sản lượng thêm, trong khi Morgan Stanley cho rằng thị trường sẽ trở lại thặng dư vào năm sau.

"Nhiều thứ phụ thuộc vào nhu cầu," Martijn Rats, chuyên gia dầu toàn cầu của Morgan Stanley ở Luân Đôn nói. "Nhưng dường như nguồn cung đủ để đáp ứng nhu cầu."

Saudi Arabia đã nói rằng họ sẽ làm mọi điều cần thiết để giữ thị trường dầu ổn định và có thể kéo dài thêm các cắt giảm tự nguyện của họ.

"Trừ khi kinh tế toàn cầu suy thoái đột ngột, các yếu tố đang hòa hợp để dầu thô tăng" lên $90/thùng, Bob McNally, chủ tịch của Rapidan Energy Group, một công ty tư vấn có trụ sở tại Washington và cựu quan chức Nhà Trắng, nói.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng tiếp tục giảm nhẹ khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt, thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục giảm nhẹ khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt, thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ

Giá vàng giảm gần 1% vào thứ Ba khi các tín hiệu cho thấy căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang dịu lại đã làm giảm nhu cầu trú ẩn an toàn, trong khi các nhà đầu tư đang chờ đợi loạt dữ liệu kinh tế quan trọng trong tuần này để đánh giá triển vọng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giá vàng hạ nhiệt khi lo ngại về thuế quan dịu bớt, dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi sát sao
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng hạ nhiệt khi lo ngại về thuế quan dịu bớt, dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi sát sao

Giá vàng đã giảm vào thứ Ba do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại lớn dịu lại, làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này với vai trò là tài sản trú ẩn an toàn. Trong khi đó, giới đầu tư đang chờ đợi các dữ liệu kinh tế Mỹ để đánh giá lộ trình chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Giá vàng phục hồi khi thị trường chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ trong tuần này
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng phục hồi khi thị trường chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ trong tuần này

Giá vàng tiếp tục tăng khi thị trường toàn cầu giữ tâm lý thận trọng trước loạt báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ. Bất ổn từ chính sách thương mại Mỹ-Trung cùng lo ngại lạm phát gia tăng đang thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến vàng như tài sản trú ẩn, giúp giá vàng giữ vững trên ngưỡng 3,300 USD/ounce.
Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota

Cuộc chiến thương mại toàn cầu của Donald Trump đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dầu mỏ tại North Dakota, nơi đã từng là hình mẫu của cuộc cách mạng dầu đá phiến của Mỹ. Việc tăng thuế và biến động giá dầu đang đẩy nền kinh tế của tiểu bang vào tình trạng khó khăn, khi các nhà sản xuất dầu lo ngại về việc giảm sản lượng và ảnh hưởng tiêu cực đến các cộng đồng địa phương. Liệu các chính sách này có làm chậm lại đà phát triển của ngành dầu khí tại vùng đất từng một thời "vàng đen" này?
Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất

Giá vàng tiếp tục đà tăng kỷ lục vào thứ Ba, được thúc đẩy bởi lo ngại xung quanh việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, điều này làm suy yếu tâm lý chấp nhận rủi ro và khiến nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ