Danh sách các vấn đề ưu tiên mà Thung lũng Silicon đưa ra cho Harris

Danh sách các vấn đề ưu tiên mà Thung lũng Silicon đưa ra cho Harris

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

08:00 29/08/2024

Trong một cuộc khảo sát được công bố vào thứ Tư, các nhà đầu tư mạo hiểm ủng hộ chiến dịch tranh cử tổng thống của Kamala Harris đã nêu ra các vấn đề mà họ ưu tiên, bao gồm quyền sinh sản của phụ nữ, biến đổi khí hậu và quan điểm thân thiện hơn với các công ty khởi nghiệp.

Trong số khoảng 800 nhà đầu tư mạo hiểm đã ký thư ủng hộ, có 225 người đã chia sẻ lý do họ ủng hộ ứng viên Đảng Dân chủ và các chính sách mà họ tán thành.

Gần như tất cả 225 người tham gia khảo sát đều cho rằng Tòa án Tối cao đã phạm sai lầm khi lật ngược phán quyết Roe v. Wade vốn công nhận quyền phá thai. Một số người cảm thấy quyết định này gây ảnh hưởng tiêu cực đến phụ nữ tại nơi làm việc.

Leslie Feinzaig, CEO của Graham & Walker người mở đầu lời cam kết này cho biết, đây không chỉ là vấn đề xã hội, mà thực chất là các vấn đề kinh doanh.

Các nhà đầu tư và giám đốc điều hành cho biết họ xem Phó Tổng thống Kamala Harris, người đến từ California có mối liên hệ với Thung lũng Silicon, là một ứng cử viên am về hiểu công nghệ và sẵn sàng đầu tư vào ngành này.

Họ nhắc lại về thời kỳ chính quyền của Obama, khi mà cách đây một thập kỷ, Nhà Trắng đã đầu tư tích cực vào ngành công nghệ. Kể từ đó, các chính trị gia ở Washington đã có thái độ chỉ trích gay gắt hơn.

Bức thư ngỏ có tên "Các nhà đầu tư mạo hiểm ủng hộ Kamala", được công bố vào tháng 7, có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng như Greylock Reid Hoffman và Khosla Ventures Vinod Khosla.

Theo công bố của cuộc khảo sát, trong số họ, 62% là nam giới, 66% là người da trắng, phần lớn ở độ tuổi từ 35 đến 64, 70% là thành viên Đảng Dân chủ và 30% là thành viên Đảng Cộng hòa hoặc tự do.

Khoảng 97% trong số họ mong muốn các nhà lãnh đạo "am hiểu về các công nghệ như AI và tiền điện tử để đưa ra được các chính sách hiệu quả" và gần 92% tin rằng chính phủ Mỹ cần tuyển dụng nhiều nhân lực chuyên môn cao về công nghệ hơn.

Reuters cũng đã phỏng vấn các doanh nhân ngoài phạm vi cuộc khảo sát, tập trung vào các nhà đầu tư để xem xét mong muốn của những người ủng hộ Kamala Harris tại Thung lũng Silicon.

Về AI, Eric Ries, một doanh nhân và tác giả của cuốn sách "The Lean Startup," cho biết, chúng ta cần những người hiểu rõ cần làm gì trong cả lĩnh vực quân sự và dân sự, cũng như có tầm nhìn dài hạn.
Mỹ đã tụt hậu hơn so với châu Âu trong việc ban hành các điều luật về AI, mặc dù Tổng thống Joe Biden đã ký một sắc lệnh vào năm ngoái yêu cầu các nhà phát triển AI phải báo cáo kết quả thử nghiệm an toàn khi có rủi ro về an ninh hoặc sức khỏe.

Aaron Levie, CEO của công ty điện toán đám mây Box cho biết các quy định hiện nay nên tập trung vào ứng dụng của công nghệ hơn là các mô hình AI cơ bản, vì những mô hình này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.

Ông cho rằng việc điều chỉnh các quy định sẽ tạo nên hướng phát triển trong tương lai cho ngành này, đồng thời nhấn mạnh thêm chính sách nhập cư cũng có vai trò tương tự.

Khoảng 94% người tham gia khảo sát cho rằng Mỹ cần cấp thêm nhiều thị thực H-1B cho lao động có tay nghề cao, một yếu tố quan trọng cho các công ty công nghệ thu hút nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài. Thung lũng Silicon cũng muốn có một quy định dễ dàng hơn cho các công ty khởi nghiệp khi IPO hoặc bán lại cho các công ty lớn.

Những người ủng hộ trong lĩnh vực công nghệ của Trump

Harris không phải là ứng cử viên duy nhất nhận được sự ủng hộ từ ngành công nghệ.

Cựu Tổng thống Donald Trump, đối thủ của Harris trong cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11 cũng đã giành được sự ủng hộ của CEO Tesla Elon Musk và các nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng như Marc Andreessen và Ben Horowitz.

Người đồng tranh cử cùng Trump, J.D. Vance, từng là một nhà đầu tư mạo hiểm và người đồng sáng lập một mạng lưới các nhà tài trợ công nghệ với mục tiêu đưa nước Mỹ theo hướng bảo thủ.

Trump đã cam kết sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghệ dựa trên quyền tự do ngôn luận và hủy bỏ sắc lệnh quản lý về AI của Biden, điều mà các nhà phê bình như Horowitz cho rằng quá cứng nhắc về các khía cạnh kỹ thuật.

Trong khi đó, những người ủng hộ đảng Dân chủ đã nhấn mạnh thành tựu của Biden và vai trò của Harris trong việc đảm bảo các cam kết tự nguyện từ các tập đoàn về AI. Cả hai ứng cử viên đều chưa có kế hoạch chi tiết cho ngành này nếu đắc cử.

Trong các chiến dịch tranh cử của mình, Harris và Trump đều từ chối bình luận về câu chuyện này.

Thung lũng Silicon có lý do để ủng hộ bài phát biểu của Harris khi bà chấp thuận đề cử tổng thống của đảng mình vào tuần trước.

Theo Kieran Snyder, CEO của một startup, người đã giúp dẫn dắt cuộc thăm dò "VCs for Kamala", Harris tuyên bố sẽ đặt Mỹ vào vị trí dẫn đầu AI trên thế giới và hỗ trợ các nhà sáng lập tiếp cận nguồn vốn - những điểm hiếm hoi được đề cập trong một chiến dịch tranh cử.

Chiến dịch tranh cử của Harris cho biết buổi gây quỹ của bà tại San Francisco trong tháng này đã thu về hơn 12 triệu USD. Vào tháng 7, khi Biden là ứng cử viên, bà đã kêu gọi sự ủng hộ trong một cuộc gọi video, và người đồng sáng lập LinkedIn, Hoffman đã kêu gọi đồng nghiệp tham gia.

Trong cuộc khảo sát, 98% người tham gia cho rằng quan điểm của vài tỷ phú không thể phản ánh toàn bộ quan điểm của họ.

"Chống Kinh Doanh"

Một số người trong giới kinh doanh ở Thung lũng Silicon vẫn còn bất bình với đảng Dân chủ. Đầu tiên, FTC dưới thời Biden do Lina Khan đứng đầu, đã kiện Amazon, Microsoft và những công ty khác nhằm ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực độc quyền và thúc đẩy cạnh tranh.

Hoffman và Barry Diller đã hy vọng Harris sẽ thay thế Khan, nhưng không trả lời yêu cầu bình luận về các ưu tiên kinh tế của họ cho chính quyền tiếp theo. Một người phát ngôn của FTC, khi đề cập đến những nhận xét này, đã cho biết Khan đã bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nhân khỏi sự thao túng thị trường của các tập đoàn lớn.

Chris Larsen, người sáng lập công ty blockchain Ripple Labs, cho biết ông muốn Harris giải quyết "quan điểm chống kinh doanh" của chính phủ. Ông chỉ ra các quan chức như Gary Gensler, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) do Biden bổ nhiệm, người đã kiện các công ty tiền điện tử. SEC, dưới thời Trump đã kiện Ripple, cũng từ chối bình luận.

Về phần Harris, Larsen nói: "Hy vọng đã quay trở lại!"

Reuters

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Giá vàng ổn định trong bối cảnh kỳ vọng lãi suất giảm và lo ngại thuế quan leo thang

Giá vàng ổn định trong bối cảnh kỳ vọng lãi suất giảm và lo ngại thuế quan leo thang

Giá vàng gần như không đổi trong phiên đầu tuần khi giới đầu tư theo dõi sát tiến triển đàm phán thương mại Mỹ-Trung trước hạn chót ngày 1/8 và chuẩn bị cho cuộc họp chính sách của Fed. Đồng USD trầm lắng và kỳ vọng cắt giảm lãi suất hỗ trợ đà giữ giá của vàng, trong khi bất ổn chính trị tại Nhật và diễn biến địa chính trị toàn cầu tiếp tục được giới đầu tư theo dõi chặt chẽ.
Trung Quốc đột ngột tăng mạnh xuất khẩu nam châm đất hiếm sang Mỹ sau thỏa thuận thương mại

Trung Quốc đột ngột tăng mạnh xuất khẩu nam châm đất hiếm sang Mỹ sau thỏa thuận thương mại

Sau nhiều tháng gián đoạn do căng thẳng thương mại, xuất khẩu nam châm đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ đã bật tăng mạnh trong tháng 6, tăng hơn 660% so với tháng 5. Động thái này diễn ra sau khi hai nước đạt được thỏa thuận tháo gỡ các rào cản liên quan đến giấy phép xuất khẩu. Sự phục hồi mạnh mẽ này góp phần xoa dịu chuỗi cung ứng toàn cầu trong các lĩnh vực chiến lược như xe điện và tua-bin gió. Tuy nhiên, tính chung nửa đầu năm, lượng xuất khẩu vẫn giảm gần 19% so với cùng kỳ 2024, cho thấy những ảnh hưởng kéo dài từ căng thẳng địa chính trị.
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay, theo dõi triển vọng phục hồi và áp lực giảm phát

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay, theo dõi triển vọng phục hồi và áp lực giảm phát

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản đúng như dự báo, trong bối cảnh tăng trưởng quý II nhỉnh hơn kỳ vọng nhưng nhu cầu trong nước vẫn yếu. Giới phân tích cho rằng các áp lực giảm phát và bất ổn toàn cầu có thể thúc đẩy các biện pháp nới lỏng bổ sung vào cuối năm. Thị trường đang chờ đợi cuộc họp Bộ Chính trị sắp tới để rõ hơn định hướng chính sách trong nửa cuối năm 2025.
Niềm tin người tiêu dùng Anh giảm mạnh do lo ngại về thị trường lao động và chi phí sinh hoạt

Niềm tin người tiêu dùng Anh giảm mạnh do lo ngại về thị trường lao động và chi phí sinh hoạt

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng do Deloitte công bố đã giảm 2.6 điểm phần trăm trong quý II, xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2024. Kết quả phản ánh tâm lý thận trọng gia tăng trước những bất ổn về an ninh việc làm, lạm phát kéo dài và áp lực chi phí sinh hoạt. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4.7% và tốc độ tăng lương đạt mức cao nhất kể từ tháng 1, cho thấy bức tranh kinh tế vẫn còn nhiều biến động.
Cơ quan quản lý thị trường Pháp yêu cầu Vivendi rút lui ưu đãi

Cơ quan quản lý thị trường Pháp yêu cầu Vivendi rút lui ưu đãi

Cơ quan quản lý thị trường Pháp đã phán quyết rằng Bolloré SE và Vincent Bolloré phải đưa ra một lời đề nghị rút lui công khai đối với Vivendi SE trong vòng sáu tháng tới, đây là một đòn giáng đối với tỷ phú truyền thông kiểm soát công ty này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ