Đàm phán Iran và Mỹ có tiển triển, giá dầu thô chịu áp lực giảm

Đàm phán Iran và Mỹ có tiển triển, giá dầu thô chịu áp lực giảm

13:12 18/02/2022

Thị trường hàng hóa thế giới vẫn đang chìm trong sự hồi hộp và rối ren trên mặt trận thông tin truyền thông thế giới cũng như trên mặt trận địa chính trị giữa Nga và Phương tây về các vấn đề Ukraine.

Giá dầu thô chịu áp lực giảm
Giá dầu thô chịu áp lực giảm

Điều này khiến giá lúa mì tăng cao dẫn đầu đà tăng của nhóm nông sản. Trong khi thế giới vẫn còn đang theo dõi cục diện Nga và Ukraine thì Mỹ và Iran đã đạt được những bước tiến tích cực trong thỏa thuận hạt nhân và có thể dẫn đến dỡ bỏ các lệnh trừng phạt về dầu thô đối với Iran. Điều này đã tạo ta tâm lý tiêu cực cho thị trường dầu thô thế giới. Giá đường thế giới có phiên tăng điểm ngày hôm qua do lo ngại về gián đoạn thu hoạch tại Thái Lan và Ấn Độ do mưa lớn.

Tin tức chung

Chính phủ Brazil sẽ tiến hành một chiến dịch trên nhiều nhiều mặt trận để đảo bảo nguồn cung phân bón cho vụ sắp tới. Bao gồm việc cử các nhân vật cấp cao đến Nga và Iran cũng như giải quyết tình trạng chi phí đầu vào cao và thiếu hụt phân bón. Theo Conab, Brazil nhập khẩu đến 80% nguồn cung phân bón và khối lượng đã chạm đến mức 41.6 triệu tấn trong năm 2021 (+38.9% so với 2020).
Nga – Ukraine tiếp tục leo thang. Mỹ và các nước NATO đang cho rằng Nga sẽ phát động một cuộc tấn công quy mô lớn và Ukraine. Tổng thống Joe Biden cho rằng Nga đang tham gia vào hoạt động cờ giả để có cớ xâm nhập Ukraine. NATO cũng lo ngại Nga đang cố tạo cớ để xâm lược Ukraine. Các cáo buộc trái ngược với các thông tin về Nga đang rút quân dần xa biên giới Ukraine.
Số đơn thất nghiệp hàng tuần của Mỹ, một thước đo cho sức khỏe nền kinh tế, đạt 248,000 trong tuần vừa qua, tăng so với tuần trước. Trước đó, các nhà kinh tế 7ã dự kiến con số này sẽ giảm, do thị trường lao động thắt chặt và nền kinh tế phục hồi.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết họ ủng hộ quyết định của Ngân hàng Trung ương châu Âu trong việc duy trì chính sách tiền tệ dễ dàng của mình với quan điểm tình hình lạm phát dự kiến sẽ giảm sau “những đợt tăng tạm thời” từ những đợt sụt giảm nguồn cung. Giám đốc điều hành Kristalina Georgieva và hai quan chức khác đã viết cho biết: “chúng tôi dự đoán lạm phát sẽ giảm dưới mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Châu Âu một khi đại dịch giảm dần.”
Lịch sự kiện

Phân tích kỹ thuật

1. Nhóm năng lượng

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price đã cho biết hôm thứ tư rằng Mỹ đang trong "giai đoạn cuối cùng" của các cuộc đàm phán gián tiếp với Iran, nhằm cứu vãn thỏa thuận năm 2015 hạn chế các hoạt động hạt nhân của Tehran. Pháp cho biết quyết định cứu vãn thỏa thuận hạt nhân chỉ còn vài ngày nữa và Tehran phải đưa ra lựa chọn chính trị. Với khả năng thỏa thuận mới có thể thành công, Hàn Quốc hôm thứ Tư cho biết họ đã tổ chức các cuộc đàm phán về việc nối lại nhập khẩu dầu thô của Iran và giải phóng các quỹ của Iran. Hàn Quốc trước đây là một trong những khách hàng mua dầu hàng đầu của Tehran ở châu Á.
Các tiến triển có thể đem đến một triển vọng tươi sáng trong việc miễn trừ các lệnh trừng phạt về dầu mỏ. Điều này kỳ vọng có thể đem lại khoảng 1 triệu thùng dầu mỗi ngày cho thị trường, tuy nhiên thời gian là khi nào vẫn chưa rõ ràng. Mặc dù vậy thì các nhà phân tích trên thị trường không kỳ vọng rằng điều này có thể khiến cho giá dầu thô giảm trong ngắn hạn, thậm chí có nhiều dầu thô hơn từ Iran ra thị trường bởi lẽ OPEC+ vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng hạn ngạch khai thác đã đề ra trong giai đoạn trước. Ngoài ra, sự không chắc chắn trong cục diện quân sự và chính trị tại khu vực Biển Đen vẫn đang là yếu tố hỗ trợ cho giá dầu thô.
Đánh giá: Tích cực
2. Đường

Theo một cuộc khảo sát từ công ty môi giới Marex, mức dự báo trung bình cho vụ ép mía 2022/23 khu vực Trung Nam Brazi – quốc gia sản xuất đường lớn nhất và xuất khẩu đường trên thế giới là 554 triệu tấn, con số có phần thấp hơn so với các dự báo từ Reuters là 560 triệu tấn. Thị trường cũng lo ngại chất lượng cây mía do hậu quả của hạn hán, sường giá và hỏa hoạn xảy ra vào năm trước. Các báo cáo hàng tuần từ cơ quan vận tải Williams cho thấy dòng đường của Brazil dựa trên các chuyến hàng thông qua cảng ghi nhận ở mức 1.55 triệu tấn trong tuần tính đến ngày 16 tháng 2. Tuần trước là 1.3 triệu tấn. Ngoài ra, tại thị trường châu Á, công ty tư vấn Datagro chỉ ra rằng Ấn Độ và Thái Lan nhận khá nhiều mưa trong những tuần gần đây, có thể làm gián đoạn việc thu hoạch. Tính riêng Thái Lan thì lượng mưa tại tất cả các khu vực đều vượt mức dự báo trong tháng.
Đánh giá: Tích cực

3. Đậu tương

Giá đậu tương trong phiên ngày hôm qua ghi nhận mức tăng điểm. Trước khi mở cửa phiên Mỹ ngày hôm qua, USDA thông báo một đơn hàng đậu tương tư nhân vụ 2021/22 sang một quốc gia giấu tên, quốc gia này thường là Trung Quốc. Trung Quốc vẫn đang trong nỗ lực gia tăng mức tồn kho đậu tương đang ở mức thấp nhất kể từ làn sóng đầu tiên dịch Covid-19 và gia tăng trở lại tỷ lệ ép dầu đậu tương. Nhưng khi mức giá cao hơn, quốc gia này đang giảm thiếu khối lượng đặt mua từ Mỹ và thậm chí là cả Brazil khi biên lợi nhuận nghiền đậu tương của Trung Quốc còn thấp. Tại Nam Mỹ, ngành công nghiệp đậu tương của Paraguay đang có thể sẽ phải ngừng hoạt động vào tháng 5 hoặc tháng 6 do nguồn cung đậu tương thiếu hụt và lo ngại về chất lượng đậu tương thấp.
Báo cáo bán hàng đậu tương của Mỹ kém tích cực trong tuần ngày 10/02. Cụ thể, bán hàng đậu tương 2021/22 ghi nhận mức 1.36 triệu tấn, - 14.7% so với tuần trước đó. Giao hàng cũng ghi nhận mức giảm 7% so với tuần trước. Tuy nhiên, bán hàng đậu tương vụ mới 2022/23 rất tích cực, điều này có thể được thúc đẩy từ các đơn hàng của Trung Quốc sau Tết.
Nhìn chung thấy rằng các yếu tố hỗ trợ giá hiện tại là nguồn cung đậu tương tại Nam Mỹ suy giảm nghiêm trọng và lực mua của Trung Quốc đối với các đơn hàng đậu tương Mỹ cả vụ cũ và vụ mới. Tuy nhiên, động lực tăng giá đang nhận thấy có sự yếu đi do thông tin đã dần phản ánh vào giá và khi giá hướng đến mức cao và Trung Quốc giảm khối lượng thu mua.
Đánh giá: Tích cực
4. Lúa mì

Các ảnh hưởng của xung đột Nga và Ukraine đang đe dọa đáng kể đến xuất khẩu lúa mì tại khu vực xuất khẩu lớn nhất thế giới tại Hắc Hải. Giá lúa mì có mức tăng mạnh nhất so với ngô và đậu tương. Ngoài ra, báo cáo bán hàng và giao hàng của Mỹ tích cực cũng đã tiếp sức cho đà tăng của giá.
Trong ngày hôm qua Hội đồng ngũ cốc thế giới (IGC) công bố báo cáo vẫn giữ mức ước tính sản lượng lúa mì toàn cầu cho vụ 2021/22 ổn định ở 28.697 tỷ giạ. Tại Pháp, các dữ liệu xuất khẩu từ trung tâm ngũ cốc – cảng Rouen cho biết trong tuần qua xuất khẩu lúa mì xay xát ở mức tổng là 143,000 tấn, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc với 47,380 nghìn tấn.
Ai Cập – quốc gia nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới thông qua một nhà nhập khẩu nhà nước đã đóng gói thầu thu mua lúa mì xay xát với khối lượng 180,000 tấn có nguồn gốc từ Romanina với giá FOB trung bình là 318 USD/tấn và 338.55 USD/tấn CFR. Ai Cập hiện đang bước vào vụ thu hoạch lúa mì, điều này dự kiến cho thể làm chậm lại động lực nhập khẩu của quốc gia này. Dữ liệu của Liên hợp quốc cho thấy nhập khẩu lúa mì của Ai Cập giảm 32% vào năm 2021 khi giá hàng hóa toàn cầu tăng vọt. Ngoài ra, thị trường cũng ghi nhận thêm các đơn mua hàng từ Nhật Bản với lúa mì chất lượng cao từ Mỹ và Philippines với lúa mì thức ăn chăn nuôi từ Úc.
Đánh giá: Tiêu cực
5. Ngô

Giá ngô trong phiên giao dịch ngày hôm qua tăng điểm khi tâm điểm là cuộc leo thang giữa Nga và Ukraine không có sự chắc chắn nào. Các số liệu bán hàng ngô của Mỹ tích cực đã hỗ trợ thêm cho đà tăng của giá ngô. Tính đến tuần 10/02, bán hàng ngô Mỹ đạt 820.1 nghìn tấn, +39% so với tuần trước đó, giao hàng đạt 1.617 triệu tấn +41% so với tuần trước đó (trong đó giao hàng sang Trung Quốc tiếp tục gia tăng). Tại Brazil, một cuộc khảo sát 14 nhà phân tích cho rằng sản lượng ngô tại nước này có thể đạt 4.451 tỷ giạ - đây là mức kỷ lục nhờ vào việc gieo trồng đúng vào thời gian lý tưởng và diện tích gia tăng. Nhưng các nhà phân tích không quên nhấn mạnh rằng các điều kiện La Nina sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng. Nhìn chung các tin tức đang tích cực.
Đánh giá: Tích cực


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
Hotline: 0286 686 0068
Website: https://saigonfutures.com/
Fanpage: Saigon Futures Inc.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng tiếp tục giảm nhẹ khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt, thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục giảm nhẹ khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt, thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ

Giá vàng giảm gần 1% vào thứ Ba khi các tín hiệu cho thấy căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang dịu lại đã làm giảm nhu cầu trú ẩn an toàn, trong khi các nhà đầu tư đang chờ đợi loạt dữ liệu kinh tế quan trọng trong tuần này để đánh giá triển vọng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giá vàng hạ nhiệt khi lo ngại về thuế quan dịu bớt, dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi sát sao
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng hạ nhiệt khi lo ngại về thuế quan dịu bớt, dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi sát sao

Giá vàng đã giảm vào thứ Ba do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại lớn dịu lại, làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này với vai trò là tài sản trú ẩn an toàn. Trong khi đó, giới đầu tư đang chờ đợi các dữ liệu kinh tế Mỹ để đánh giá lộ trình chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Giá vàng phục hồi khi thị trường chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ trong tuần này
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng phục hồi khi thị trường chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ trong tuần này

Giá vàng tiếp tục tăng khi thị trường toàn cầu giữ tâm lý thận trọng trước loạt báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ. Bất ổn từ chính sách thương mại Mỹ-Trung cùng lo ngại lạm phát gia tăng đang thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến vàng như tài sản trú ẩn, giúp giá vàng giữ vững trên ngưỡng 3,300 USD/ounce.
Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota

Cuộc chiến thương mại toàn cầu của Donald Trump đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dầu mỏ tại North Dakota, nơi đã từng là hình mẫu của cuộc cách mạng dầu đá phiến của Mỹ. Việc tăng thuế và biến động giá dầu đang đẩy nền kinh tế của tiểu bang vào tình trạng khó khăn, khi các nhà sản xuất dầu lo ngại về việc giảm sản lượng và ảnh hưởng tiêu cực đến các cộng đồng địa phương. Liệu các chính sách này có làm chậm lại đà phát triển của ngành dầu khí tại vùng đất từng một thời "vàng đen" này?
Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất

Giá vàng tiếp tục đà tăng kỷ lục vào thứ Ba, được thúc đẩy bởi lo ngại xung quanh việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, điều này làm suy yếu tâm lý chấp nhận rủi ro và khiến nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ