Cựu quan chức Wanatabe: BoJ cần tránh tăng lãi suất nếu chỉ nhằm mục đích cứu lấy JPY

Cựu quan chức Wanatabe: BoJ cần tránh tăng lãi suất nếu chỉ nhằm mục đích cứu lấy JPY

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

10:33 10/05/2024

Tsutomu Watanabe, cựu quan chức BoJ và chuyên gia về xu hướng lạm phát, trả lời phỏng vấn với Reuters rằng BoJ cần tránh tăng lãi suất chỉ để cứu lấy JPY vì lãi suất ở mức cao sẽ ảnh hưởng đến lạm phát tiêu dùng và dịch vụ

BoJ đã chấm dứt chính sách lãi suất âm kéo dài trong 8 năm và những tàn dư khác của gói kích thích triệt để vào tháng 3 do triển vọng tiền lương tăng sẽ hỗ trợ tiêu dùng và giữ lạm phát quanh mục tiêu 2%.

Các nhà hoạch định chính sách của BoJ đã phát tín hiệu về khả năng tăng lãi suất hơn nữa vì quan điểm rằng tiền lương và tiêu dùng tăng sẽ đẩy nhanh lạm phát dịch vụ, đây là chìa khóa để Nhật Bản đạt được mức lạm phát mục tiêu bền vững.

Tuy nhiên, khi xem xét dữ liệu thực tế, lạm phát dịch vụ đã suy yếu sau khi đạt đỉnh vào mùa thu năm ngoái, cho thấy mức tiêu thụ chậm chạp đang khiến các công ty không khuyến khích tăng giá.

“BoJ có lẽ đang hy vọng rằng lạm phát dịch vụ sẽ tăng lên. Nhưng dữ liệu được công bố cho đến nay không ủng hộ quan điểm này”, Wantabe cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Năm, đồng thời chỉ trích việc dỡ bỏ gói kích thích tháng 3 là quá sớm.

Ông nói thêm: “Không có dữ liệu nào cho đến nay ủng hộ khả năng BoJ cần sớm tăng lãi suất”.

Watanabe cho biết, trong khi việc JPY sụt giảm có thể bắt đầu đẩy giá hàng hóa lên cao, BoJ nên tránh tăng lãi suất cho đến khi lạm phát dịch vụ cũng tăng tốc.

Ông cho biết, giá hàng hóa tăng do chi phí sẽ làm giảm sức mua của các hộ gia đình và giảm chi tiêu cho dịch vụ, cản trở nỗ lực của BoJ nhằm tạo ra lạm phát bền vững trên diện rộng nhờ nhu cầu trong nước mạnh mẽ.

Watanabe cho biết: “Nếu BoJ tăng lãi suất để ứng phó với giá hàng hóa tăng, điều đó rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu dịch vụ và ảnh hưởng đến mức tiêu dùng vốn đã yếu”.

Dù hỗ trợ xuất khẩu, việc JPY suy yếu đã trở thành nguyên nhân khiến các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản đau đầu vì gây tổn hại đến tiêu dùng bằng cách đẩy chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô lên cao.

Việc USDJPY tăng lên mức đỉnh trong 34 năm đã gây ra nghi ngờ về sự can thiệp tiền tệ của chính quyền Nhật Bản vào tuần trước, đồng thời gây áp lực buộc BoJ phải đưa ra các tín hiệu hawkish.

Thống đốc BoJ Kazuo Ueda cho biết hôm thứ Tư rằng BoJ có thể thực hiện điều chỉnh chính sách tiền tệ nếu việc JPY sụt giảm ảnh hưởng đáng kể đến lạm phát, đưa ra gợi ý mạnh mẽ nhất cho đến nay về việc sự suy yếu của đồng nội tệ có thể gây ra một đợt tăng lãi suất khác.

Watanabe cho biết BoJ cuối cùng có thể cần phải tăng lãi suất ngắn hạn lên 2% nếu lạm phát duy trì ở mức 2% vào năm 2025 và 2026, như dự kiến hiện tại.

Tuy nhiên, ông cho rằng trọng tâm ngắn hạn của các nhà hoạch định chính sách nên là hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi chi phí nhập khẩu tăng do đồng Yên yếu.

Watanabe cho biết: “Tiền lương có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm tới, vì vậy động thái tiền lương của Nhật Bản rõ ràng đã thay đổi. Nhưng lạm phát không diễn biến theo cách mà BOJ mong đợi.”

Là giáo sư tại Trường Cao học Kinh tế thuộc Đại học Tokyo, Watanabe là chuyên gia về xu hướng lạm phát của Nhật Bản, đồng thời là thành viên thường xuyên của các họp do chính phủ hay BoJ chủ trì.

Ông dự kiến sẽ điều hành một hội thảo của BOJ sẽ được tổ chức vào cuối tháng này, đây là một phần trong hoạt động đánh giá của ngân hàng trung ương về các biện pháp nới lỏng tiền tệ trước đây.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan của Trump tạo gánh nặng 900 triệu USD cho Apple
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thuế quan của Trump tạo gánh nặng 900 triệu USD cho Apple

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã cảnh báo rằng thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ làm tăng chi phí thêm 900 triệu USD trong quý kết thúc vào cuối tháng 6, đánh dấu dấu hiệu mới nhất về cách các khoản thuế này đang ảnh hưởng dây chuyền đến các tập đoàn tại Mỹ.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ chuyển biến tích cực khi Trung Quốc báo hiệu khả năng đàm phán thương mại
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ chuyển biến tích cực khi Trung Quốc báo hiệu khả năng đàm phán thương mại

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đã đảo chiều vào tối thứ Năm và tăng cao hơn sau khi Trung Quốc cho biết đang đánh giá khả năng đàm phán thương mại với Washington, trong khi các nhà đầu tư đánh giá báo cáo thu nhập của Apple và Amazon phản ánh lo ngại về thuế quan.
GBP tiếp tục điều chỉnh so với USD trước Chỉ số PMI Sản xuất của Mỹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

GBP tiếp tục điều chỉnh so với USD trước Chỉ số PMI Sản xuất của Mỹ

GBP/USD giảm xuống dưới 1.3300 so với USD khi đồng tiền này mở rộng đà phục hồi bất chấp dữ liệu GDP quý 1 của Mỹ cho thấy kinh tế suy giảm. Sự bất ổn thương mại Mỹ-Trung có khả năng khiến nhà đầu tư thận trọng vì Chỉ số PMI Sản xuất của Mỹ có thể gợi ý về tác động ban đầu từ chính sách thuế quan của Trump. Các quan chức BoE nhấn mạnh sự cần thiết phải loại bỏ rủi ro chiến tranh thương mại trong các quyết định chính sách tiền tệ.
Vàng "quanh quẩn" mức thấp nhất hai tuần khi thị trường hy vọng đàm phán thuế quan Mỹ-Trung
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Vàng "quanh quẩn" mức thấp nhất hai tuần khi thị trường hy vọng đàm phán thuế quan Mỹ-Trung

Giá vàng chịu áp lực bán mạnh trong ngày thứ ba liên tiếp giữa sự kết hợp của nhiều yếu tố. Dấu hiệu căng thẳng Mỹ-Trung hạ nhiệt và USD tăng nhẹ đè nặng lên kim loại quý. Cá cược vào việc Fed mạnh tay cắt giảm lãi suất sẽ hạn chế đà tăng của USD và giới hạn đà giảm cho cặp XAU/USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ