Cuộc bầu cử ở Mỹ được cho là "rủi ro sự kiện" tồi tệ nhất trong lịch sử Hợp đồng tương lai chỉ số VIX

Cuộc bầu cử ở Mỹ được cho là "rủi ro sự kiện" tồi tệ nhất trong lịch sử Hợp đồng tương lai chỉ số VIX

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

12:54 02/09/2020

Khi thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục tạo các mức đỉnh kỷ lục, sự chú ý của nhiều nhà đầu tư đang hướng đến cuộc bầu cử tháng 11 như một sự kiện mang nhiều rủi ro.

Tuy nhiên, cái giá để phòng ngừa (hedging) rủi ro tiềm ẩn đó không hề rẻ. Trên thực tế, nó hiện là rủi ro đắt nhất được ghi nhận dựa trên một cách phổ biến để đặt cược vào sự biến động được gọi là "butterfly trade".

Hợp đồng tương lai gắn với Chỉ số biến động Cboe (Cboe Volatility Index) đáo hạn vào cuối tháng 10 đã đóng cửa vào thứ Ba ở mức 33.5, so với chỉ số VIX spot đóng cửa ở mức 26.1. Các hợp đồng tháng 10 đó, hiện là hợp đồng tương lai tháng thứ hai (second-month futures) và sẽ phản ánh sự biến động dự kiến trong tháng sau khi đáo hạn vào ngày 21/10, cũng cao hơn so với các hợp đồng tương lai tháng đầu tiên (first-month futures) đáo hạn vào tháng 9 và hợp đồng tương lai tháng thứ ba (third-month futures) đáo hạn vào tháng 11.

Một giao dịch “bướm” (butterfly) sẽ bao gồm mua một đơn vị cho mỗi hợp đồng tháng đầu tiên và tháng thứ ba trong khi bán hai đơn vị của hợp đồng tháng thứ hai. Hiện tại, giá giao dịch đó đang ở mức -6.9, chênh lệch chi phí giữa “cánh” của con bướm vào tháng 9 và tháng 11 và “bụng” của nó vào tháng 10. Mức định giá đó phản ánh mức phí bảo hiểm mà các nhà đầu tư đang đưa ra để phòng ngừa biến động mạnh trong cuộc bầu cử. Giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VIX được bắt đầu vào năm 2004.

“Trong lịch sử của các hợp đồng tương lai chỉ số VIX, chúng tôi chưa bao giờ thấy rủi ro nào có phí bảo hiểm cao như này ở một kỳ hạn cụ thể,” chiến lược gia vĩ mô Cameron Crise của Bloomberg viết trong một bài đăng trên blog. "Điều đó rõ ràng cho thấy rằng thị trường đang kỳ vọng một sự biến động đáng kể." Ông ấy đã bỏ qua phí bảo hiểm cao hơn vào ngày 18/3 năm nay vì hợp đồng tương lai tháng thứ nhất đáo hạn vào ngày hôm đó, khi S&P 500 giảm 5.2%.

Theo Crise, mức chênh lệch giữa hợp đồng tương lai chỉ số VIX tháng 10 và tháng 11 cũng ở mức khoảng -1.7 thay vì khoảng 0.2 trong điều hiện bình thường.

“Nếu nó bắt đầu giao dịch ở trên mức bình thường, đặc biệt là với phần chi phí rủi ro trong cuộc bầu cử, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy những người đánh cược đang lo lắng về sự bất ổn kiểu như thời năm 2000,” Crise viết, đề cập đến cuộc tranh cử tổng thống giữa George W. BushAl Gore, mà cuối cùng đã phải nhờ đến phán quyết của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. “Bạn không cần phải có trí tưởng tượng sống động để thấy rằng điều đó có thể trở nên khá tồi tệ vào khoảng thời gian này”.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định Nikkei 225: Khởi đầu xu hướng tăng trung hạn mới trong bối cảnh lợi suất JGB tăng cao

Nhận định Nikkei 225: Khởi đầu xu hướng tăng trung hạn mới trong bối cảnh lợi suất JGB tăng cao

Chỉ số Nikkei 225 đã phục hồi mạnh mẽ, tăng 34% từ tháng 4 đến tháng 6, dẫn đầu khu vực châu Á nhờ tâm lý tích cực hậu thuế quan và dữ liệu kinh tế khả quan. Mặc dù lợi suất JGB tăng mạnh gây điều chỉnh ngắn hạn, triển vọng trung hạn vẫn tích cực nhờ nền tảng vĩ mô cải thiện, thu nhập doanh nghiệp tăng trưởng và tín hiệu kỹ thuật xác nhận xu hướng tăng. Nikkei 225 đang hướng tới các vùng kháng cự 40,620 và 42,500, trừ khi phá vỡ vùng hỗ trợ quan trọng 38,730.
Tin tức chỉ số DAX: Tín hiệu phục hồi khi kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - EU được cải thiện

Tin tức chỉ số DAX: Tín hiệu phục hồi khi kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - EU được cải thiện

DAX tăng mạnh 1.51% vào ngày 17/7, chấm dứt chuỗi năm phiên giảm liên tiếp nhờ tâm lý lạc quan về thỏa thuận thương mại Mỹ - EU. Giá sản xuất tại Đức được dự báo giảm 1.3% so với cùng kỳ năm ngoái, làm gia tăng kỳ vọng lạm phát giảm tốc và lập trường nới lỏng từ ECB. Triển vọng DAX phụ thuộc vào tiến trình đàm phán thương mại Mỹ - EU, định hướng chính sách ECB và xu hướng niềm tin người tiêu dùng Mỹ.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua hướng mục tiêu 25,000 khi dữ liệu Mỹ tích cực và Bắc Kinh cam kết kích thích

Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua hướng mục tiêu 25,000 khi dữ liệu Mỹ tích cực và Bắc Kinh cam kết kích thích

Chỉ số Hang Seng bật tăng nhờ doanh số bán lẻ và đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tích cực, giúp xoa dịu lo ngại suy thoái và hỗ trợ tâm lý thị trường. Các cổ phiếu công nghệ như Alibaba và Baidu dẫn dắt đà tăng, đưa chỉ số Hang Seng TECH tăng 1.29%, thúc đẩy xu hướng tích cực toàn ngành. Trung Quốc cam kết thêm các biện pháp kích thích để thúc đẩy nhu cầu trong nước và cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp, củng cố triển vọng thị trường chứng khoán.
Tin tức chỉ số DAX: Hy vọng về các thỏa thuận thương mại và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất nâng đỡ chỉ số DAX

Tin tức chỉ số DAX: Hy vọng về các thỏa thuận thương mại và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất nâng đỡ chỉ số DAX

Chỉ số DAX tăng 0.90% lên 24,227 khi thỏa thuận khí đốt tự nhiên Mỹ-EU làm dấy lên kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại xuyên Đại Tây Dương rộng lớn hơn. Mức thuế 30% từ Mỹ áp lên hàng hóa EU vẫn là nguy cơ treo lơ lửng, khiến tiến triển của các cuộc đàm phán thương mại trở thành yếu tố then chốt để giảm thiểu rủi ro leo thang. Triển vọng của DAX sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ dữ liệu doanh số bán lẻ, đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ và tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-EU.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua nhắm mục tiêu 25,000 nhờ kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất và triển vọng thỏa thuận thương mại

Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua nhắm mục tiêu 25,000 nhờ kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất và triển vọng thỏa thuận thương mại

Chỉ số Hang Seng duy trì quanh mức 24.500, được hỗ trợ bởi tín hiệu giảm căng thẳng thương mại Mỹ-Trung trước các dữ liệu kinh tế quan trọng. Hoạt động chốt lời và biến động trong lĩnh vực công nghệ hạn chế đà tăng, dù có kỳ vọng về gói kích thích kinh tế từ Bắc Kinh và khả năng Fed cắt giảm lãi suất. Cổ phiếu xe điện như Geely và Li Auto vượt trội, bù đắp cho những tổn thất trong ngành bất động sản Trung Quốc.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Đà tăng kéo dài nhờ nới lỏng hạn chế công nghệ Mỹ, mục tiêu nằm tại ngưỡng 25,000

Tin tức chỉ số Hang Seng: Đà tăng kéo dài nhờ nới lỏng hạn chế công nghệ Mỹ, mục tiêu nằm tại ngưỡng 25,000

Cổ phiếu công nghệ và xe điện (EV) dẫn dắt đà tăng của Chỉ số Hang Seng, được hỗ trợ bởi sự nới lỏng hạn chế xuất khẩu công nghệ từ Mỹ. Cổ phiếu NVIDIA và AMD tăng mạnh nhờ kỳ vọng nối lại xuất khẩu, thúc đẩy tâm lý tích cực trên các cổ phiếu công nghệ niêm yết tại Hồng Kông. Sự hợp tác giữa Baidu và Uber trong dự án robotaxi toàn cầu nâng giá cổ phiếu Baidu, góp phần đẩy Chỉ số Hang Seng TECH tăng trưởng.
Tin tức chỉ số DAX: Rủi ro điều chỉnh khi thuế uqan và lạm phát Mỹ đe dọa đà phục hồi

Tin tức chỉ số DAX: Rủi ro điều chỉnh khi thuế uqan và lạm phát Mỹ đe dọa đà phục hồi

DAX phục hồi khi kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại Mỹ-EU nâng cao tâm lý thị trường, bất chấp các nguy cơ leo thang thuế quan từ cả hai phía. Dữ liệu lạm phát Mỹ được dự báo tăng, với CPI lõi có thể đạt 3%, làm gia tăng khả năng trì hoãn chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed. Chỉ số DAX có thể đối mặt với rủi ro điều chỉnh nếu lạm phát Mỹ vượt kỳ vọng và các ngân hàng trung ương giữ quan điểm diều hâu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ