Chứng khoán Mỹ "đứt mạch" 3 phiên tăng liên tiếp sau báo cáo lạm phát nóng hơn dự kiến

Chứng khoán Mỹ "đứt mạch" 3 phiên tăng liên tiếp sau báo cáo lạm phát nóng hơn dự kiến

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:25 15/03/2024

Chỉ số Dow Jones giảm điểm hôm thứ Năm (14/03) và điều chỉnh sau chuỗi 3 phiên tăng liên tiếp sau khi công bố dữ liệu lạm phát Mỹ nóng hơn dự kiến ​​khiến lợi suất TPCP tăng cao.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/03, chỉ số Dow Jones giảm 137.66 điểm, tương đương 0.35%, xuống còn 38,905.66 điểm. Chỉ số Nasdaq tụt dốc 0.3% còn 16,128.53 điểm và chỉ số S&P 500 mất 0.29% xuống còn 5,150.48 điểm.

Chỉ số giá sản xuất PPI tháng 2 tăng 0.6% so với tháng trước. Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, PPI lõi tháng 2 tăng 0.3%. Các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones trước đó dự kiến ​​​​chỉ số PPI sẽ tăng 0.3% và PPI lõi tăng 0.2%. Chứng khoán Mỹ ban đầu phục hồi tốt sau báo cáo lạm phát, nhưng đã mất đà ngay sau khi mở cửa.

Chris Larkin, Giám đốc điều hành tại E-Trade của Morgan Stanley, chia sẻ: “Câu hỏi được đặt ra bây giờ là liệu nhà đầu tư có suy nghĩ lại về thời điểm Fed sẽ hạ lãi suất và liệu điều đó có khiến đà tăng của thị trường chứng khoán chậm lại hay không?”.

Báo cáo lạm phát nóng hơn dự kiến đã khiến lợi suất TPCP tăng cao hơn, với lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm tăng gần 10bps lên 4.29%. Cổ phiếu Nvidia tiếp tục giảm phiên thứ 4 trong 5 phiên, bốc hơi hơn 3%.

Báo cáo PPI là dữ liệu kinh tế quan trọng cuối cùng được công bố trước cuộc họp chính sách sắp tới của Fed, diễn ra vào ngày 19-20 tháng 3.

Các cổ phiếu công nghệ lớn như Apple và Microsoft đang được nhà đầu tư quan tâm vào hôm 14/03. Cổ phiếu Robinhood đã tăng vọt 5% sau khi báo cáo lượng tài sản được lưu ký trong tháng 2 tăng 16% so với tháng trước. Cổ phiếu Fisker bốc hơi gần 52% sau khi tờ báo The Wall Street Journal đưa tin công ty này đã thuê cố vấn tái cơ cấu để chuẩn bị cho khả năng nộp đơn phá sản.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng

Dù thế giới đang đầy biến động với các chính sách khó lường từ chính quyền Trump, căng thẳng địa chính trị và lo ngại về thâm hụt ngân sách Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục đi lên. Nhiều người dự báo "chu kỳ u ám" sẽ sớm ập đến, nhưng nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp Mỹ và làn sóng AI lại đang giúp Phố Wall giữ vững niềm tin và đà tăng trưởng.
"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

Sự thất vọng ngày càng lớn của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có thể thúc đẩy một động thái chưa từng có tiền lệ: công bố sớm người kế nhiệm Powell. Mặc dù nhiệm kỳ hiện tại của Powell còn đến tháng 5 năm 2026 mới kết thúc, Trump được cho là có thể đưa ra đề cử từ trước thời hạn.
Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ