Cập nhật thị trường phiên Á 05.06: Chứng khoán châu Á biến động trái chiều, trái phiếu châu Á tiếp nối đà tăng của TPCP Mỹ

Cập nhật thị trường phiên Á 05.06: Chứng khoán châu Á biến động trái chiều, trái phiếu châu Á tiếp nối đà tăng của TPCP Mỹ

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

07:53 05/06/2024

TPCP Mỹ tăng vào đầu phiên Á khi những dấu hiệu thị trường lao động Mỹ hạ nhiệt đã củng cố kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang. Cổ phiếu chật vật tìm lực kéo.

Trái phiếu Úc và Nhật Bản tăng sau khi dữ liệu của Hoa Kỳ cho thấy số việc làm mới đạt mức đáy kể từ năm 2021. Điều này đã đẩy TPCP Mỹ tăng cao vào thứ Ba - khiến lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 6bps - và củng cố suy đoán rằng Fed sẽ có thể hạ lãi suất trong năm nay. Lợi suất TPCP Mỹ ổn định vào đầu phiên thứ Tư.

Chứng khoán Nhật Bản mở cửa với sắc đỏ, trong khi chứng khoán Úc và Hàn Quốc tăng cao hơn. HĐTL chứng khoán Hồng Kông khá trầm lắng. Thị trường Ấn Độ sẽ là tâm điểm chú ý sau khi kết thúc phiên tồi tệ nhất trong hơn 4 năm khi đảng của Thủ tướng Narendra Modi mất đa số trong quốc hội.

Theo Bill Adams tại Ngân hàng Comerica, rủi ro lạm phát do áp lực tiền lương đang hạ nhiệt, điều này khiến Fed dễ thở hơn so với vài năm trước. Đó có lẽ là lý do tại sao Chủ tịch Jerome Powell đã bình tĩnh đón nhận việc lạm phát tăng tốc vào đầu năm nay, ông chia sẻ rằng việc tăng lãi suất là khó xảy ra.

Ronald Temple, chiến lược gia tại Lazard, cho rằng: “Dữ liệu đang cho thấy Fed nên bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ”.

Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ

Tại Hoa Kỳ, các báo cáo kinh tế gần đây cho thấy nhà đầu tư đang dần mất niềm tin vào câu chuyện “Goldilocks” và đang hướng tới điều gì đó phù hợp hơn với đà suy yếu của chi tiêu tiêu dùng,” Ian Lyngen và Vail Hartman tại BMO Capital Markets cho biết.

Các chuyên gia tại BMO Capital Markets nhận định rằng điều này không có nghĩa là nền kinh tế thực đang đứng trước bờ vực suy thoái, nhưng khả năng thị trường lao động duy trì ổn định dường như thấp hơn so với hồi quý 1. Nói cách khác, viễn cảnh “Goldilocks” tuy đang lung lay nhưng chưa hoàn toàn biến mất.

Theo Fawad Razaqzada tại City Index và Forex.com, dữ liệu việc làm khiến lợi suất trái phiếu giảm, nhưng điều này đã bị những lo ngại về tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp lấn át.

Ông lưu ý: “Do đó, thị trường chứng khoán không phản ứng tích cực như thường lệ trước dữ liệu yếu hơn dự kiến. Câu hỏi đặt ra là liệu thị trường có đang hướng đến một đợt điều chỉnh cần thiết từ lâu hay không? Về mặt kỹ thuật, triển vọng của chỉ số S&P 500 vẫn chưa tiêu cực, nhưng khả năng xấu đi có thể xảy ra trong những ngày tới.

Dầu kéo dài đà giảm sau khi báo cáo ngành cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ gia tăng. Giá đồng trượt xuống dưới 10,000 USD. Bitcoin đạt đỉnh 70,000 USD.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phố Wall biến động: Cổ phiếu công nghệ suy yếu, nhà đầu tư thận trọng trước chính sách và dữ liệu kinh tế

Phố Wall biến động: Cổ phiếu công nghệ suy yếu, nhà đầu tư thận trọng trước chính sách và dữ liệu kinh tế

Nasdaq và S&P 500 giảm nhẹ do áp lực chốt lời ở nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn sau giai đoạn tăng mạnh, trong khi Dow Jones được hỗ trợ nhờ dòng tiền vào các lĩnh vực nhạy cảm với chu kỳ kinh tế. Tâm lý thị trường bị chi phối bởi những đánh giá trái chiều về hiệu ứng của gói thuế chi tiêu mới, căng thẳng chính trị và kỳ vọng chính sách lãi suất từ Fed. Giới đầu tư đang theo dõi sát báo cáo việc làm sắp tới để định hình triển vọng chính sách tiền tệ.
Dự luật gây tranh cãi của Trump: Gánh nặng mới cho nền kinh tế Mỹ

Dự luật gây tranh cãi của Trump: Gánh nặng mới cho nền kinh tế Mỹ

Các thị trường ở châu Á mở cửa với một mắt hướng về Tokyo và mắt còn lại nhìn về Washington, nơi dự luật được gọi là 'Dự luật Lớn, Đẹp' của Trump đã vượt qua Thượng viện—nhưng không tránh khỏi việc để lại một loạt vết thương và phản ứng trái chiều.
Lo ngại USD suy yếu, giới đầu tư nước ngoài tăng tỷ lệ phòng ngừa rủi ro với chứng khoán Mỹ

Lo ngại USD suy yếu, giới đầu tư nước ngoài tăng tỷ lệ phòng ngừa rủi ro với chứng khoán Mỹ

Trước nguy cơ đồng đô la tiếp tục suy yếu và mất dần vai trò cân bằng trong danh mục đầu tư, các nhà quản lý tài sản quốc tế đang chủ động gia tăng tỷ lệ phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với cổ phiếu Mỹ. Sự thay đổi này phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng về bất ổn chính sách tại Mỹ và tác động lan tỏa của biến động tiền tệ lên hiệu suất đầu tư toàn cầu.
Đóng cửa NY: Vòng xoay roulette—Dow tăng vọt, Nasdaq lao dốc, S&P thờ ơ

Đóng cửa NY: Vòng xoay roulette—Dow tăng vọt, Nasdaq lao dốc, S&P thờ ơ

Thị trường kết thúc phiên thứ Ba như một khối Rubik dở dang—đầy rối rắm, các mảnh ghép sai vị trí, và không có hướng đi rõ ràng. Từ độ cao 30,000 feet, bức tranh có vẻ tĩnh lặng, nhưng bên dưới bề mặt, cá mập vẫn đang lượn vòng. S&P 500 chỉ nhích nhẹ 0.1% sau khi vượt mốc 6.200 vào hôm trước. Nasdaq giảm 0.7%, chịu tác động từ cú rơi 5% của Tesla sau khi Elon Musk khơi lại cuộc đối đầu công khai với Donald Trump. Ngược lại, Dow Jones bứt phá 1%, dẫn đầu bởi nhóm cổ phiếu y tế—một cú bật của “mèo chết” mặc blouse trắng.
Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng

Dù thế giới đang đầy biến động với các chính sách khó lường từ chính quyền Trump, căng thẳng địa chính trị và lo ngại về thâm hụt ngân sách Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục đi lên. Nhiều người dự báo "chu kỳ u ám" sẽ sớm ập đến, nhưng nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp Mỹ và làn sóng AI lại đang giúp Phố Wall giữ vững niềm tin và đà tăng trưởng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ