Bong bóng giảm phát mới là thứ đáng lo ngại lúc này!

Bong bóng giảm phát mới là thứ đáng lo ngại lúc này!

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

10:47 17/05/2021

Quên lạm phát đi. Giảm phát mới là mối đe dọa trực tiếp nhất mà thị trường tài chính toàn cầu phải đối mặt lúc này - cụ thể là bong bóng đầu cơ giảm phát đã thúc đẩy phần lớn đà tăng của tài sản rủi ro vào năm ngoái.

Bong bóng đầu cơ vào năm ngoái đang "xịt" dần
Bong bóng đầu cơ vào năm ngoái đang "xịt" dần
  •  
  • Lần thứ hai trong vòng nhiều tháng, các nhà đầu tư chứng kiến ​​một đợt bán tháo bất ngờ do sử dụng đòn bẩy quá mức, khi chứng khoán Đài Loan sụt giảm vào thứ Tư đã kích hoạt hàng loạt các lệnh ký quỹ bị tất toán đẩy chỉ số trong nước xuống mức giảm kỷ lục.
  • Xảy ra ngay sau thời điểm sụp đổ của Archegos Capital Management vào cuối tháng 3, đợt bán tháo điên cuồng này sẽ là một dấu hiệu cảnh báo rằng các điều kiện hiện tại đang quay lưng lại với các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy trên thế giới.
  • Tại bất kỳ nơi nào, lý thuyết kẻ ngốc hơn - rằng sẽ luôn có người bán tại một mức giá cao hơn - đang dần không còn giá trị, phần lớn là vì người mua cuối cùng đó cuối cùng đã chùn bước trong việc trả giá cao hơn.
  • Bitcoin đã giảm khoảng 30% so với mức cao kỷ lục của nó, ARK Innovation ETF giảm gần 35% và Chỉ số Bán lẻ yêu thích của Goldman Sachs đã rơi vào một đợt điều chỉnh kỹ thuật
  • Câu chuyện trở nên rõ ràng hơn khi đường trung bình 20 ngày của lượng quyền chọn mua được giao dịch trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ - một thước đo tốt về nhu cầu đầu cơ - đạt đỉnh vào tháng 2 và bắt đầu đảo chiều.
  • Trong trường hợp của Đài Loan, việc phòng chống thành công Covid và thị trường chứng khoán dẫn dắt bởi các công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới đã thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư và một số đang đẩy mạnh lợi nhuận bằng đòn bẩy.
  • Có thời điểm, chỉ số Taiex đã tăng khoảng 20% ​​tính đến thời điểm hiện tại và giá trị nợ ký quỹ đã tăng 46% trong năm nay lên khoảng 10 tỷ USD vào thời điểm cuối tháng 4 - mức cao nhất kể từ năm 2011. Lượng đòn bẩy này giảm 461 triệu đô la vào thứ Tư khi Taiex giảm 8.6%, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.
  • Để so sánh, khoản nợ ký quỹ của Hoa Kỳ đạt mức 822 tỷ đô la vào cuối tháng 3 - tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Một ngày tương tự như Đài Loan xảy ra tại Hoa Kỳ sẽ gây ra một đợt yêu cầu ký quỹ lên đến 38 tỷ USD.
  • Tất nhiên, những người chờ mua khi giá giảm có thể sớm xuất hiện. Nhưng thật khó để thấy sự cuồng nhiệt đầu cơ tương tự có thể tiếp tục trong một môi trường có những lo ngại chính đáng về tác động của lạm phát đối với danh mục đầu tư, rủi ro pháp lý ám ảnh các công ty công nghệ lớn và tiền điện tử và Cục Dự trữ Liên bang ngừng chương trình kích thích của mình.
  • Ngày càng ít các nhà đầu cơ rời khỏi thị trường toàn cầu mà không có người mua vào quan trọng nào gia nhập thêm, điều đã giúp thị trường vượt qua những sự lo lắng vào năm ngoái và làm tăng nguy cơ bán tháo một cách hỗn loạn nếu các tài sản rủi ro tiếp tục sụt giảm gây ra các trạng thái ký quỹ bị tất toán.
  •  

Cormac Mullen, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ