AUD tăng nhờ tâm lý thị trường tích cực, dữ liệu lạm phát Mỹ được chú ý

AUD tăng nhờ tâm lý thị trường tích cực, dữ liệu lạm phát Mỹ được chú ý

Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

15:37 15/05/2024

AUD vẫn giữ được đà tăng mặc dù Chỉ số Giá lao động quý 1 thấp hơn dự kiến được Cục Thống kê Úc công bố vào thứ Tư. Chỉ số tiền lương là một thước đo lạm phát chi phí lao động. AUD/USD tăng lên có thể do khẩu vị rủi ro tích cực.

Ngân sách Úc cho năm 2024-25 đã quay trở lại mức thâm hụt sau khi ghi nhận thặng dư 9.3 tỷ trong năm 2023-24. Chính phủ Úc đặt mục tiêu giải quyết lạm phát toàn phần và giảm bớt áp lực chi phí sinh hoạt bằng cách phân bổ hàng tỷ AUD để giảm giá năng lượng và tiền thuê nhà, cùng với các biện pháp giảm thuế thu nhập.

Chỉ số DXY tiếp tục giảm giá phiên thứ hai liên tiếp. Các nhà đầu tư đã phân tích và đánh giá thông tin về Chỉ số Giá sản xuất (PPI) của Mỹ tháng 4 cao hơn dự kiến, trong khi chờ đợi báo cáo Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) dự kiến được công bố vào thứ Tư.

Chủ tịch Fed, Jerome Powell đã dự đoán lạm phát sẽ tiếp tục giảm. Powell đã thể hiện ít tự tin hơn trong việc đánh giá về triển vọng giảm lạm phát so với các đánh giá trước đó. Ông cũng nhấn mạnh rằng tăng trưởng GDP dự kiến sẽ đạt 2% hoặc cao hơn, đặt nền tảng cho dự báo tích cực này vào sức mạnh của thị trường lao động.

Bản tin thị trường: AUD/USD tăng do khẩu vị rủi ro tích cực

  • Chỉ số tiền lương Úc (WoM) cho thấy mức tăng 0.8% trong quý đầu tiên, giảm nhẹ so với mức dự kiến là 0.9%. So với cùng kỳ năm trước, tăng 4.1% thấp hơn một chút so với mức tăng dự kiến là 4.2%.
  • Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) báo cáo rằng Chỉ số Giá Sản xuất (PPI) tăng 0.5% so với cùng kỳ tháng trước, trong tháng 4 chỉ số PPI vượt qua dự báo là 0.3% và phục hồi sau mức giảm 0.1% của tháng 3. Ngoài ra, Chỉ số PPI lõi không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng biến động, cũng tăng 0.5% so với cùng kỳ tháng trước, vượt quá dự báo là 0.2%.
  • Một báo cáo của Reuters dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Úc Jim Chalmers, bày tỏ kỳ vọng rằng tỷ lệ lạm phát toàn phần hiện tại là 3.6% sẽ quay trở lại phạm vi mục tiêu của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) là 2-3% vào cuối năm. Trong trường hợp kịch bản này diễn ra, rất có thể ngân hàng trung ương sẽ xem xét việc cắt giảm lãi suất sớm hơn so với dự đoán của thị trường.
  • Bộ Tài chính Úc tuyên bố vào Chủ nhật rằng họ dự báo lạm phát có thể quay trở lại phạm vi mục tiêu của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) vào cuối năm 2024. Trong triển vọng tháng 12 của họ, dự đoán rằng lạm phát CPI sẽ giảm xuống 3.75% vào giữa năm 2024 và 2.75% vào giữa năm 2025, phù hợp với phạm vi mục tiêu của RBA.
  • Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York đã tiến hành một cuộc khảo sát niềm tin tiêu dùng, cho thấy người tiêu dùng Mỹ dự đoán lạm phát sẽ tăng tốc mạnh trong năm tới, với kỳ vọng lên tới 3.3% đây là mức tăng so với mức 3.0% được báo cáo trong tháng 3 về kỳ vọng lạm phát một năm của người tiêu dùng.
  • Theo Reuters, Phó Chủ tịch Fed, Philip Jefferson ủng hộ việc duy trì lãi suất hiện tại cho đến khi có dấu hiệu lạm phát giảm bớt rõ ràng hơn.

Phân tích kỹ thuật: AUD duy trì trên 0.6600

AUD đang giao dịch quanh mức 0.6630 vào thứ Tư. AUD/USD đang củng cố trong một mô hình tam giác cân. Hơn nữa, Chỉ báo RSI 14 ngày cho thấy xu hướng tăng giá, duy trì trên mức 50.

AUD/USD có thể gặp thách thức ở cạnh trên của mô hình tam giác cân ở 0.6650. Bứt phá trên mức này có thể quay trở lại mức cao của tháng 3 là 0.6667, với đà tăng thêm có thể nhắm tới mức tâm lý 0.6700.

Ở phía giảm, mức tâm lý 0.6600 xuất hiện như là hỗ trợ tức thời, tiếp theo là đường EMA 14 ngày ở mức 0.6585. Nếu cặp tiền giảm xuống dưới đường EMA này, AUD/USD có thể phải đối mặt với áp lực bán bổ sung, có khả năng di chuyển về cạnh dưới của tam giác cân, quanh mức hỗ trợ 0.6465.

FXStreet

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Trump đã tạo cơ hội cho EUR cạnh tranh với đồng USD
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trump đã tạo cơ hội cho EUR cạnh tranh với đồng USD

Từ lâu, Liên minh châu Âu (EU) đã khao khát EUR có thể cạnh tranh với USD để giành vị thế thống trị toàn cầu, hoặc ít nhất là đạt được chủ quyền tiền tệ ngay tại khối. Giờ đây, việc Washington tự phá hoại dưới thời Donald Trump là một cơ hội vàng để hiện thực hóa giấc mơ đó.
Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi

Các CEO phương Tây cần cắp sách theo học các nước đang phát triển để biết cách ứng phó với những người đàn ông quyền lực với tình hình chính trị bất ổn và các cuộc khủng hoảng bất ngờ.
Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit

Trong màn thể hiện lòng trung thành mới nhất với Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã mô tả những sự thay đổi đột ngột của tổng thống về thuế quan là một hành động có chủ đích nhằm tạo ra “sự bất ổn có chiến lược”. Theo Bessent, sự chắc chắn là thứ bị đánh giá quá cao và sự thất thường sẽ mang lại lợi thế đàm phán, tạo ra những thỏa thuận thương mại tốt nhất cho Mỹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ